|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng 810 tỷ đồng, gom mạnh cổ phiếu ngân hàng

16:00 | 13/01/2024
Chia sẻ
Trong tuần giao dịch thứ hai của năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái bán ròng với quy mô gần 810 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, họ rút ròng 609 tỷ đồng trên HOSE.

Trong tuần 8 – 12/1 dòng tiền đã bắt đầu có sự tập trung vào nhóm cổ phiếu ngân hàng, tạo nên nhịp tăng của toàn ngành trong tuần. Tuy nhiên sự tập trung của dòng tiền vào nhóm ngành này cũng đã khiến các trụ khác giảm điểm, kiềm lại đà tăng của VN-Index. Kết thúc tuần chỉ số chỉ tăng nhẹ 0,02 điểm và chốt tuần tại 1.152,7.

Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 22.207 tỷ đồng, tăng 9% so với tuần trước và 16,5% so với trung bình 5 tuần gần đây. Xét theo khung thời gian tuần, thanh khoản tăng ở các ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép, xây dựng, thực phẩm, dầu khí. Trong đó, chỉ số giá ngành ngân hàng tăng mạnh nhất trong tuần qua với tỷ lệ 3,28%.

Thống kê Top 10 mã ảnh hưởng tích cực lên VN-Index, cổ phiếu ngân hàng góp tới 9 đại diện. Trong đó, VCB dẫn đầu với mức đóng góp 3,53 điểm cho VN-Index, theo sau là CTG (3,39 điểm), BID (2,29 điểm), TCB (1,29 điểm), ... Chiều giảm điểm dẫn đầu là VHM với mức ảnh hưởng 2,28 điểm và GVR với mức ảnh hưởng 1,34 điểm.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Trong tuần giao dịch thứ hai của năm 2024, nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái bán ròng với quy mô hơn 609 tỷ đồng trên HOSE. Trong đó, họ rút ròng gần 569 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Thống kê cho thấy khối ngoại bán ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ VN-Diamond (FUEVFVND) với quy mô 417,9 tỷ đồng.

Đối với giao dịch cổ phiếu, cổ phiếu VNM bị NĐT nước ngoài bán ròng với 301 tỷ đồng. Cùng chiều, khối ngoại cũng rút ròng nhiều cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn và trung bình như VRE (145,7 tỷ đồng), PVD (130,6 tỷ đồng), MSN (129,6 tỷ đồng), HDG (129,4 tỷ đồng), DGC (117,3 tỷ đồng), BCM (115,4 tỷ đồng), VHM (105 tỷ đồng) và KDH (99,8 tỷ đồng).

Ở phía đối diện, cổ phiếu VCB của Vietcombank tiếp tục dẫn đầu danh mục Top 10 mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Mã này được khối ngoại mua mạnh nhất với giá trị 337,3 tỷ đồng trong tuần, bỏ xa các đại diện còn lại trong top mua ròng.

Nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng nằm trong danh mục rót ròng của khối ngoại như STB (190,9 tỷ đồng), VPB (132,9 tỷ đồng), OCB (131,7 tỷ đồng), CTG (99,1 tỷ đồng). Bên cạnh đó, dòng tiền nước ngoài còn tìm đến HPG, PLX, ASM, MWG, VND ... với giá trị dưới 60 - 170 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 5 phiên liên tục trong tuần qua với tổng quy mô rút ròng hơn 162 tỷ đồng, tương đương với khối lượng gần 10,7 triệu đơn vị.

Trong đó, khối ngoại tập trung bán ròng 192,7 tỷ đồng ở cổ phiếu SHS, theo sau là 125,3 tỷ đồng mã PVS. Ngoài ra, nước ngoài cũng rút ròng các cổ phiếu như NVB, BVS, CEO ... với giá trị dưới 10 tỷ đồng.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 144,2 tỷ đồng gom cổ phiếu IDC của Tổng Công ty IDICO. Cùng chiều, TNG cũng được mua ròng với quy mô 7,1 tỷ đồng. Danh mục mua ròng còn có sự góp mặt của VCS, MBS, HUT, ... với giá trị thấp hơn.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 2/5 phiên trong tuần. Tổng cộng, họ bán ròng gần 2 triệu đơn vị với tổng giá trị gần 38 tỷ đồng.

Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất 23,6 tỷ đồng ở cổ phiếu NCG của Tập đoàn Nova Consumer. Theo sau là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu BSR (21,2 tỷ đồng), QNS (14,6 tỷ đồng), VTP (12,5 tỷ đồng), ACV (7 tỷ đồng), ...

Ở phía đối diện, cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP tiếp tục dẫn đầu với quy mô 38,6 tỷ đồng. Kế tiếp, nhà đầu tư nước ngoài cũng gom ròng 2,9 tỷ đồng mã GDA và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như LTG, TCI, HPD, ...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.