|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Khi nào cha mẹ nên ngừng chu cấp tài chính cho con cái?

08:30 | 24/08/2019
Chia sẻ
Đây có thể là một câu hỏi khó trả lời theo lí trí bởi quan hệ gia đình và tài chính có những mối gắn kết phức tạp về cảm xúc và tình thân.

Bạn có đang hỗ trợ tài chính cho con cái trưởng thành của mình hay đã ngừng giúp đỡ? Các bậc phụ huynh Australia trung bình chi 22 tỉ USD/ năm để giúp con cái trưởng thành mua tài sản lớn (nhà ở, xe hơi,...) hoặc trang trải khi gia đình con gặp khó khăn, theo chuyên gia nghiên cứu cấp cao Lisel O’Dwyer từ Đại học Adelaide.

Vậy khi nào bạn nên ngừng hỗ trợ con cái? Vào năm 18 tuổi? Hay sau khi tốt nghiệp đại học? Bạn muốn hỗ trợ con mua nhà? Hay cho phép con sống chung và đóng góp chi phí sinh hoạt bình đẳng?

Nhìn chung, các bậc phụ huynh thường rơi vào hai luồng quan điểm chính: những người hỗ trợ con cái trưởng thành bất cứ khi nào có thể và những người mong muốn con mình tự đứng vững và độc lập về tài chính.

131216cashWP

Tiền bạc là vấn đề khá nhạy cảm giữa phụ huynh và con cái đã trưởng thành - Ảnh: Moneymag

Chia sẻ trên tạp chí Moneymad, Tiến sĩ O’Dwyer cho biết nghiên cứu của bà được tài trợ bởi Hiệp hội Người cao tuổi Quốc gia Australia cho thấy 1/3 phụ huynh tại quốc gia này tiếp tục hỗ trợ con cái trong khi 2/3 phản đối tư duy này. 

Câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là: chiến lược nào giúp những đứa trẻ phát triển tính độc lập về tài chính?

Nếu phụ huynh cung cấp quá nhiều sự giúp đỡ, trẻ có trở nên thụ động và luôn vòi vĩnh không? Nếu phụ huynh không giúp đỡ, liệu con cái họ có tự học được cách quản lí tiền bạc hiệu quả và thông minh hơn không? 

cho biết phần nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào vấn đề này.

Người trẻ ngày nay có nhiều nhu cầu tài chính hơn thế hệ trước bao gồm học phí đại học tăng vọt, chi phí cho công nghệ và giá bất động sản hiện tại thường vượt quá khả năng chi trả của những người dưới 35 tuổi.

Nghiên cứu của O’Dwyer cho thấy các bậc phụ huynh hiện nay đang vất vả ra sao khi phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu về thời gian và tiền bạc. Trong hầu hết các gia đình, họ đang phải hỗ trợ cả những đứa con đã trưởng thành và cha mẹ già cùng lúc.

Và không chỉ ở châu Á, việc phụ huynh hỗ trợ con cái họ về thời gian là điều hết sức phổ biến tại Australia và các nước châu Âu. Ngoài những khoản chi tiêu lặt vặt, phụ huynh trở thành người hỗ trợ con cái chăm sóc các cháu nhỏ, dọn dẹp nhà cửa, làm các thủ tục hành chính và nhiều hơn nữa.

Ở chiều hướng ngược lại, nhiều phụ huynh sẵn sàng gửi con vào các trường nội trú tư nhân danh tiếng để phát triển tư duy độc lập ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với một khoản nợ lớn và chi tiêu eo hẹp trong nhiều năm liên tiếp.

Tuy nhiên, tương tự như việc các hãng hàng không luôn kêu gọi phụ huynh đeo mặt nạ oxy trong trường hợp khẩn cấp trước khi chăm sóc con cái, bạn cần phải xây dựng được nền tảng tài chính của riêng mình trước khi hỗ trợ bất cứ ai, dù đó là các con hay cha mẹ già.

Nếu bạn cạn kiệt khả năng tài chính quá sớm, bạn sẽ không thể trở thành tấm gương tài chính tốt cho các con hay giúp chúng về lâu dài và hãy hiểu rằng thế hệ trẻ hiện nay có nhiều nhu cầu tài chính gấp vài lần so với phụ huynh.

Tuy nhiên, tài chính có thể trở thành một vấn đề nhạy cảm và gây ảnh hưởng tới mối quan hệ trong một gia đình. Để có thể dứt khoát mọi vấn đề, bạn nên thực hiện những bước sau:

- Tổ chức một buổi trao đổi cùng cả gia đình một cách cởi mở và chân thành.

- Tiền không bao giờ nên là một món quà cho các con mà bạn nên đặt điều kiện như một khoản vay không lãi nhằm giúp các con tránh tính thụ động.

- Đối với những khoản tiền lớn, bạn không nên chấp thuận với một thỏa thuận đơn giản tại nhà. Hãy yêu cầu thực hiện thủ tục cho vay đúng luật với các luật sư hoặc đơn vị tư vấn uy tín.

- Công khai với tất cả các thành viên trong gia đình về bất khoản vay nào dành cho các con và giữ sự minh bạch, công bằng chính là nền tảng xây dựng sự hòa thuận giữa các con bạn.

- Thiết lập ngân sách riêng và ghi chú chi tiết những khoản vay hay hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình cho phép bạn nắm được thói quen chi tiêu, vấn đề tài chính của họ để đề xuất phương án giúp đỡ phù hợp.

Thu Phương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.