|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Khát vốn và nguồn lực hạn hẹp, ngành dược Việt Nam vẫn còn ‘lận đận’

11:51 | 22/02/2019
Chia sẻ
Năm 2018 ghi nhận ngành dược phẩm Việt Nam kinh doanh ảm đạm, nhiều doanh nghiệp không đạt kế hoạch do thị trường không thuận lợi, nguồn lực và vốn còn khá yếu.

Năm 2018, ngành dược phẩm vẫn chưa thực sự tăng trưởng và cần được đầu tư nhiều hơn. Theo công ty chứng khoán ACB (ACBS), hơn một nửa thị trường nguyên liệu và thuốc thành phẩm phụ thuộc vào nhập khẩu. Đa số các sản phẩm thuốc sản xuất trong nước là thuốc phiên bản (generic), chủ yếu dùng cho các bệnh thông thường, trong khi thuốc bản quyền (patent) là các thương hiệu nước ngoài.

Tuy nhiên, các nhà máy trong nước đã sản xuất được nhiều dạng bào chế và đầu tư hạ tầng nhiều hơn. Xu hướng tăng tiêu thụ thuốc vẫn duy trì liên tục trong những năm qua, chi phí dược phẩm bình quân đầu người còn tăng trưởng so với mức trung bình của các thị trường mới nổi.

Nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở cửa cho nhà đầu tư ngoại và nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài lên 49% như CTCP Dược Hậu Giang (Mã: DHG) và CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (Mã: DMC). CTCP Pymepharco (Mã: PME) cũng được chấp thuận nâng tỉ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% và cho phép Stada Service Holding B.V tăng tỉ lệ sở hữu tối đa lên 72%.

Tổng kết năm 2018, Dược Hậu Giang hiện là doanh nghiệp dược có vốn hóa thị trường và lãi sau thuế lớn nhất ngành. Tuy nhiên, doanh thu vẫn giảm nhẹ so với năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt trên 95% kế hoạch.

Traphaco được biết đến là nhà sản xuất thuốc đông dược (dù danh mục sản phẩm vẫn có thuốc tân dược) cũng ghi nhận lãi sau thuế giảm 33%, hoàn thành 58% kế hoạch. Tương tự, Pymepharco mới chỉ hoàn thành 94% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế; Imexpharm hay Domesco cũng bỏ lỡ kế hoạch.

Năm 2016, Quốc hội đã thông qua Luật Dược phẩm 105/2016/QH13 (hiệu lực từ ngày 6/4/2016) với nhiều điều khoản mới như ưu tiên nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu có sẵn trong nước. Mục tiêu hướng tới 2020, 80% nhu cầu dược phẩm nội địa được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, dù là nguyên liệu hay thành phẩm, với quy mô nguồn lực tài chính, nhân lực hạn hẹp cùng họat động đầu tư nghiên cứu còn yếu, ngành dược sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thấy rõ sức tăng trưởng.

khat von va nguon luc han hep nganh duoc viet nam van con lan dan
Đồ họa: Cô Trịnh

Xem thêm

Linh Nhi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.