|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Khách sạn không nhân viên bùng nổ sau đại dịch COVID-19

18:41 | 17/06/2020
Chia sẻ
Công nghệ trí tuệ nhân tạo và internet kết nối vạn vật đang mang đến sự cải thiện về chi phí và chất lượng cho các ngành dịch vụ như khách sạn, nhà hàng.

"Không tiếp xúc" trở thành câu thần chú quen thuộc trong các doanh nghiệp hướng tới đối tượng khách hàng là người tiêu dùng, trước sự bùng phát của đại dịch COVID-19.

Tại Trung Quốc, các sản phẩm dịch vụ từ người phục vụ robot, đến các phương tiện khử trùng và vệ sinh không nhân viên, cho đến các khách sạn thông minh không người vận hành đang sinh sôi nảy nở.

Ở các khách sạn thông minh không nhân viên, khách hàng phải tự làm mọi thứ, từ đặt phòng, kiểm tra trực tuyến bằng nhận diện khuân mặt, đến tắt đèn, kéo rèm cửa, điều chỉnh điều hoà,… tất cả đều không cần tới sự can thiệp của con người.

Họ thậm chí còn không cần phải chạm vào các thiết bị trong phòng, một tính năng thông minh mang lại sự an tâm cho khách hàng trong thời gian dịch bệnh.

Các dịch vụ mới này có thể hoạt động suôn sẻ là nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo và internet kết nối vạn vật, điều khiển các thiết bị xung quanh.

Khách sạn thông minh không nhân viên bùng nổ sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Khách sạn thông minh khách hàng có thể tự động mở cửa vào phòng nhờ nhận diện khuôn mặt. (Ảnh: Leyeju).

Tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba đã khai trương khách sạn FlyZooo tại Hàng Châu, Chiết Giang vào tháng 11 năm 2018.

Khách sạn hoàn toàn không có nhân viên vận hành, sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và có giá từ 1.000 - 3.000 Nhân dân tệ mỗi đêm.

Khách sạn thông minh Leyeju được thành lập vào năm 2016. Khách hàng có thể đặt phòng thông qua các công ty dịch vụ trực tuyến hoặc thông qua trang web riêng. Nhận phòng bằng nhận diện khuôn mặt, và robot sẽ hướng dẫn khách hàng đến phòng của họ.

Rèm cửa, điều hoà, TV, và ánh sáng đều được điều chỉnh tự động. Mức độ tự động hoá cao có nghĩa là mỗi khách hàng chỉ cần một hoặc hai nhân viên để giải quyết các trường hợp khẩn cấp.

5 phút sau khi khách trả phòng, điện và nước sẽ tự động tắt, công việc sau là của người dọn phòng.

Lễ tân là những người làm việc bán thời gian, được tuyển dụng thông qua một ứng dụng trực và được trả lương dựa theo hiệu suất. Vì đây không phải là nhân viên toàn thời gian, do đó chi phí lao động sẽ thấp hơn.

Leyeju nhắm đến khách hàng có thu nhập trung bình, với giá phòng dao động từ 200 nhân dân tệ đến 400 nhân dân tệ mỗi đêm.

Li Zhan, Giám đốc điều hành của Leyeju, cho biết công suất phòng trung bình hàng năm của chuỗi này vượt quá 90%, trong khi tỉ lệ khách quay lại cao tới 85%. Cho đến nay, khách sạn đã đón tiếp hơn 670.000 khách và có hơn 500.000 thành viên.

Hiện có 9 khách sạn Leyeju tại Thành Đô, Thâm Quyến, Hong Kong, Quảng Châu, Hàng Châu và Thượng Hải. Công ty có kế hoạch sẽ tăng số lượng lên 21 khách sạn trong thời gian tới.

Với những biện pháp này, chi phí vận hành tại các khách sạn thông minh không nhân viên như Leyeju chỉ bằng khoảng 60% so với khách sạn truyền thống. Tụ động hoá cũng giúp tiết kiệm điện, nước và chi phí lao động.

Không giống như những khách sạn truyền thống, khách sạn thông minh như Leyeju không cần một hành lang lớn. Điều này giúp giảm 25% chi phí xây dựng, và cho khách sạn có thêm không gian tạo doanh thu.

Các khách sạn thông thường cần từ 80-120 phòng để có lãi, đòi hỏi phải xây dựng ở những mảnh đất với toà nhà lớn. Trong khi khách sạn thông minh có thể nhỏ hơn nhiều, chỉ với 20 phòng là có thể hoạt động tạo doanh thu.

Khách sạn thông minh Leyeju cũng sử dụng dữ liệu khách hàng để cải thiện dịch vụ của mình. Nó có thể cải thiện kĩ thuật dựa trên việc sử dụng các tiện ích IoT của khách.

Tất cả các khách sạn của Leyeju đang được sở hữu tài sản trực tiếp. Tuy nhiên công ty đang xem xét mở các cơ sở nhượng quyền.

Nếu điều đó xảy ra, các khách sạn thông minh sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, nhờ vào những kinh nghiệm công nghệ IoT mà Leyeju có thể cung cấp cho bên nhượng quyền.

Zhang Jian, người sáng lập và Chủ tịch của Leyeju, là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IoT, trong khi đồng sáng lập Luo Biao là nhà nghiên cứu về IoT và dữ liệu lớn. Li Zhan trước đây đã làm việc tại một bộ phận chiến lược của công ty, nằm trong danh sách Fortune Global 500.

Đầu năm nay, Xiezhu Technology, một công ty dịch vụ khách sạn chuyên về AI và IoT, đã huy động được hơn 200 triệu nhân dân tệ trong vòng tài trợ Series A +. Công ty có 8.000 khách sạn đối tác với 350.000 phòng.

Atour Hotel là một chuỗi khách sạn truyền thống khác đang được thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình thông minh. Không giống như Leyeju, sử dụng công nghệ để kinh doanh hiệu quả hơn, Atour áp dụng công nghệ để tập trung nâng cao chất lượng của các cơ sở và dịch vụ.

Họ cũng đang nỗ lực để nâng cao lòng trung thành của khách hàng thông qua một chiến dịch xây dựng hình ảnh và các dịch vụ giá trị gia tăng.

Cho dù họ theo đuổi chiến lược nào, các khách sạn đều chắc chắn sẽ sử dụng IoT nhiều hơn trong tương lai. Ngành công nghiệp khách sạn có thể sẽ là tiền thân cho một bước tiến cuối cùng đối với mô hình nhà thông minh.

Thiên Trường