|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Khả năng Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga có thể tác động đến kinh tế toàn cầu

04:48 | 09/03/2022
Chia sẻ
Lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga cũng sẽ làm chậm hơn đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Khả năng Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga đã khiến giá dầu Brent tăng lên tới gần 140 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008. Một lệnh cấm như vậy là chưa từng có, khiến giá dầu vốn đã rất cao sẽ cao hơn và sức ép lạm phát càng gia tăng.

Nga là nước đứng đầu thế giới về tổng lượng xuất khẩu dầu thô và khí đốt, với khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu.

JP Morgan dự báo giá dầu có thể chạm mức kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm 2022 nếu sự gián đoạn xuất khẩu của Nga kéo dài, dù ngân hàng này cũng như hầu hết các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters cho rằng mức giá trung bình năm sẽ ở dưới mức 100 USD/thùng.

Lần gần đây nhất giá dầu ở trên mức 100 USD/thùng là vào năm 2014 và các mức được ghi nhận vào ngày 7/3 không thấp hơn nhiều mức đỉnh 147 USD/thùng đạt được vào tháng 7/2008. Giá dầu đã tăng mạnh so với hai năm trước, khi đại dịch khiến nhu cầu lao dốc và giá dầu ngọt nhẹ của Mỹ giảm xuống dưới 0 USD/thùng.

Trong khi đó, nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho rằng căng thẳng giữa Nga và Ukraine (U-crai-na) kéo dài gây ra những gián đoạn nguồn cung hàng hóa có thể khiến giá dầu Brent vượt mức 150 USD/thùng.

Với giá khí đốt đã chạm mức cao kỷ lục, chi phí năng lượng tăng mạnh được cho là sẽ đẩy lạm phát lên trên 7% ở cả Mỹ và châu Âu trong những tháng tới và làm giảm sức mua của người tiêu dùng.

Theo quy tắc may rủi, nếu giá dầu tính theo đồng euro tăng 10% thì lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ tăng 0,1-0,2 điểm phần trăm. Kể từ ngày 1/1, giá dầu Brent tăng khoảng 80% tính theo đồng euro. Còn tại Mỹ, nếu giá mỗi thùng dầu tăng 10 USD thì lạm phát sẽ tăng 0,2 điểm phần trăm.

Ngoài việc là nhà cung cấp lớn về dầu mỏ và khí đốt, Nga cũng là nước xuất khẩu lớn về phân bón và ngũ cốc cũng như đứng đầu về palladium, nickel, than và thép. Các biện pháp nhằm loại nền kinh tế nước này ra khỏi hệ thống giao dịch sẽ có tác động đến nhiều lĩnh vực và gây thêm lo ngại về nguồn cung lương thực.

Lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga cũng sẽ làm chậm hơn đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Theo các tính toán sơ bộ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), căng thẳng Nga-Ukraine sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế ở Eurozone trong năm nay 0,3-0,4 điểm phần trăm trong kịch bản cơ sở và 1 điểm phần trăm nếu xảy ra một cú sốc nghiêm trọng.

Còn tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ước tính nếu giá dầu tăng 10 USD mỗi thùng, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 0,1 điểm phần trăm.

Với Nga, JPMorgan cho rằng những tác động có thể sẽ lớn và ngay lập tức, khi nền kinh tế giảm 12,5% từ mức đỉnh.

Với Fed, tác động đến lạm phát là quá lớn và Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cho rằng lãi suất cần được nâng lên trong tháng này. Với ECB, sức ép phải có hành động chính sách không khẩn cấp như vậy, với tình hình thị trường việc làm và lạm phát hiện nay.

Lê Minh

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.