|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Kết nối giữa giới sản xuất và giới vận tải chưa hình thành, phân phối vắc xin ngừa COVID-19 sẽ là việc rất khó

04:32 | 27/07/2020
Chia sẻ
Giới khoa học thừa nhận họ chưa thể kiểm chứng mức độ hiệu quả của tiêm chủng và sản xuất hàng loạt vẫn là mục tiêu khó khăn. Trong khi đó, giới lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán phân phối mới là sứ mệnh gian nan nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận 160 loại vắc xin ngừa COVID-19 đang trong quá trình phát triển, trong đó 25 loại đang được thử nghiệm trên người. Các nhóm nghiên cứu nhanh nhất đang triển khai thử nghiệm ở giai đoạn cuối và có đặt mục tiêu lấy giấy phép sử dụng khẩn cấp từ các cơ quan quản lý trước cuối năm nay. 

Vì vậy, có lẽ ban đầu chỉ đội ngũ nhân viên y tế và đối tượng dễ bị nhiễm bệnh khác có cơ hội tiếp cận vắc xin.

Đa số quốc gia sẽ cần khả năng mua vaccine COVID-19 rộng hơn để ngăn chặn một đại dịch đã tàn phá các nền kinh tế và cướp hơn 633.000 sinh mạng trên toàn cầu. Nhưng hầu hết tiến độ hiện tại cho thấy 2021 là thời gian sớm nhất mà một vắc xin hiệu quả có thể xuất hiện.

Các chính phủ và những bên liên quan đang chốt thỏa thuận sản xuất vắc xin, và các cơ sở nghiên cứu đang tăng cường thêm năng lực để phát triển tiếp sản phẩm, nếu thử nghiệm vắc xin thất bại. 

Giới khoa học thừa nhận họ chưa thể kiểm chứng mức độ hiệu quả của tiêm chủng và sản xuất hàng loạt vẫn là mục tiêu khó khăn. Trong khi đó, giới lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán phân phối mới là sứ mệnh gian nan nhất.

vắc xin - Ảnh 1.

25 loại vắc xin ngừa COVID-19 đang trong quá trình thử nghiệm trên người. Ảnh: Washington Post

"Hiệu quả của vắc xin thường là câu hỏi khó nhất trong khoa học. Nhưng trên một phương diện khác, phân phối có thể là vấn đề khó hơn", ông Kenneth Frazierc, tổng giám đốc của tập đoàn của Merck & Co, phát biểu.

Kenneth nhận định không ai trong chúng ta an toàn cho đến khi mọi người an toàn, nên chúng ta cần một loại vắc xin mà chúng ta có thể sản xuất và phân phối trên toàn thế giới.

Sân bay Quốc tế Miami, một trong vài phi trường trên thế giới là điểm tập trung các hãng vận chuyển có chứng chỉ để vận chuyển dược phẩm. 

Emir Pineda, Giám đốc thương mại hàng không và hậu cần tại sân bay Quốc tế Miami, nói rằng phi trường chưa sẵn sàng.

"Nếu tất cả 20 đến 30 chuyến bay thuê bao bất ngờ hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Miami đều chỉ chuyên chở dược phẩm phân khối tới khắp nước Mỹ, đó sẽ là thách thức cho chúng tôi", Emir nói.

Chính sách bảo hộ của một số chính phủ là một yếu tố phức tạp khác, có thể phá hoại hợp tác quốc tế bằng cách can thiệp vào chuỗi cung ứng. 

Trong một phiên điều trần ở Washington của tiểu ban Năng lượng và Thương mại, một số nhà lập pháp gây áp lực với các tổng giám đốc của AstraZeneca, Johnson & Johnson, Merck, Moderna và Pfizer. Họ muốn quá trình sản xuất vắc xin phải diễn ra tại Mỹ và những quốc gia mà Mỹ mua nguyên liệu.

"Đe dọa sức khỏe hệ thống là những vấn đề có triển vọng thấp nhất trong hợp tác toàn cầu", Simon Evenett, Giáo sư Đại học St. Gallen (Thụy Sĩ), nhận định. Simon đã nghiên cứu các rào cản thương mại trong nhiều năm.

Nếu ngành vận chuyển tư nhân không thể tăng khả năng vận chuyển, thế giới chỉ còn một lựa chọn là sự can thiệp hoàn toàn của chính phủ. 

Chẳng hạn, Bộ Quốc phòng có thể kêu gọi các hãng hàng không thương mại ký hợp đồng theo một phần của Hạm đội Không quân Dự trữ Dân sự, một chương trình ra đời vào năm 1951.

Bên cạnh cách thức vận chuyển, giá vận chuyển tăng do thiếu hụt công suất cũng là vấn đề. Các mâu thuẫn chính trị đang ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các nền kinh tế, và thời gian bận rộn cho các doanh nghiệp để trữ hàng hóa trước kì nghỉ cuối năm là giai đoạn tháng 8-9.

Michael Steen, Phó chủ tịch tập đoàn vận tải Atlas Air Worldwide (trụ sở ở New York), nhận định sự gia tăng đột biến của vận chuyển hàng hóa sẽ diễn ra trong thời gian tới. Trước đó, ngành công nghiệp dược phẩm đã phải chịu chi phí vận chuyển cao khi ngành hàng không tê liệt. 

Hồi đầu tháng 2, các tổ chức thương mại công nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận đã phải vượt vô số khó khăn để giúp các hãng dược phẩm điều hướng các chuyến bay thương mại và hàng hóa.

"Với nhu cầu quá lớn, giá dịch vụ có thể gấp 5 hoặc thậm chí 10 lần so với mức bình thường", Anne McDonald Pritchett, Phó chủ tịch cấp cao về chính sách và nghiên cứu của Viện nghiên cứu và sản xuất dược phẩm Mỹ, nhận xét.

Để giải quyết, các doanh nghiệp Mỹ cũng thực hiện nhiều giải pháp đổi mới hơn. Một số đến Canada thuê xe tải vận chuyển hàng vào Mỹ. Một số doanh nghiệp khác thuê máy bay tư nhân để vận chuyển các sản phẩm phục vụ điều trị. Nhưng những giải pháp nhanh và tốn kém này có thể vô dụng nếu kết hợp với yêu cầu vận chuyển phức tạp của vắc xin.

"Chúng ta không lên kế hoạch chủ động cho việc phân phối vắc xin trong tương lai vì các bên khác nhau không kết nối với nhau", ông Michael Steen nói. Ông cho rằng sự kết nối nhà sản xuất và các hãng vận tải chưa hình thành.

Michael Steen lưu ý rằng vẫn còn một tin tốt. Các nhà sản xuất dược phẩm, các công ty trong chuỗi phân phối và các chính phủ vẫn còn thời gian để hiểu rằng việc mở rộng năng lực và hỗ trợ phân phối vắc xin chẳng những kích thích nền kinh tế, mà có lợi đối với sức khỏe của mọi người.

Nhạc Phong

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.