|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Iran cân nhắc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu

01:00 | 16/05/2022
Chia sẻ
Iran đang cân nhắc khả năng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng mạnh do ảnh hưởng của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga tiến hành tại Ukraine.

Mỏ khí đốt South Pars tại Asalouyeh, Iran. (Ảnh: TTXVN)

Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran, ông Majid Chegeni đã đưa ra tuyên bố trên ngày 15/5.  

Theo hãng tin AFP của Pháp, Thứ trưởng Chegeni nêu rõ giới chức Iran đang xem xét vấn đề này và hiện chưa đi đến quyết định cuối cùng. Ông khẳng định Tehran luôn đi theo sự phát triển của chính sách ngoại giao năng lượng và mở rộng thị trường.

Thứ trưởng Dầu mỏ Iran cũng xác nhận vài tuần trước, nước này và Iraq đã ký một biên bản ghi nhớ, theo đó sẽ tăng đáng kể lượng khí đốt xuất khẩu cho Baghdad và khoản 1,6 tỷ USD Iraq nợ Iran sẽ được thanh toán vào cuối tháng này. 

Mặc dù là một trong những quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, ngành công nghiệp dầu khí của Iran đã bị ảnh hưởng nặng nề các lệnh trừng phạt mà Mỹ tái áp đặt năm 2018 sau khi Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt giữa Tehran và các cường quốc thế giới.

Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân này đã được khởi động từ năm ngoái ở Vienna (Áo), nhưng đã bị đình trệ trong nhiều tuần do các vấn đề còn bất đồng.

Nhiều nước đã áp đặt lệnh trừng phạt Nga sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá dầu và khí đốt toàn cầu tăng tăng vọt trong khi nhiều nước châu Âu phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.

Năm ngoái, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khoảng 155 tỷ m3 khí đốt của Nga, tương đương với 45% lượng khí đốt liên minh này nhập khẩu.

Phương Hồ

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.