|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Indonesia quan ngại về thép xây dựng nhập khẩu tăng trở lại

19:52 | 02/09/2021
Chia sẻ
Hiệp hội Sắt thép Indonesia (IISA) dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của nước này tiếp tục gia tăng, kéo theo sự gia tăng về sắt thép nhập khẩu.

Theo Bộ Công Thương Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu thép của Indonesia đã tăng trở lại trong nửa đầu của năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm. 

Theo Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia-BPS, nhập khẩu sắt thép trong nửa đầu năm nay của nước này tăng 51,2% so với cùng kỳ năm 2020, với giá trị kim ngạch lên tới 5,36 tỷ USD từ mức 3,54 tỷ USD của năm 2020. 

Hiệp hội Sắt thép Indonesia (IISA) dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng của nước này tiếp tục gia tăng, kéo theo sự gia tăng về sắt thép nhập khẩu. 

Tuy nhiên, Hiệp hội IISA cảnh báo, các công ty nhập khẩu và sản xuất thép nước ngoài đang lợi dụng các lỗ hổng quản lý của Indonesia để chuyển đổi mục đích sử dụng sắt thép nhập khẩu sang sử dụng cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. 

Một trong những cách thức mà được sử dụng đó là nhập khẩu sắt thép phục vụ ngành công nghiệp ô tô nhưng thực chất sau đó sẽ chuyển sang sử dụng cho xây dựng hạ tầng. 

Hiệp hội IISA liệt kê 07 loại thép nhập khẩu và sau đó sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cụ thể là thép cán nóng (HRC), thép tấm, thép cuộn cán nguội (CRC), thép cuộn, thép thanh, thép hình và thép mạ. 

7 loại thép này cũng có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp phái sinh khác. 

Dựa trên dữ liệu của IISA, khối lượng nhập khẩu của bảy loại thép này tiếp tục tăng trong giai đoạn 2016–2019. Năm 2020, lượng nhập khẩu của 07 loại thép này đã giảm 34,21% xuống 4,76 triệu tấn. 

IISA nhận thấy rằng, khối lượng của 07 loại thép nhập khẩu đã tăng 15% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 3,01 triệu tấn. Trong đó, nhập khẩu thép carbon tăng 6,97% lên 1,91 triệu tấn, nhập khẩu thép hợp kim tăng 33,25%. 

Hiệp hội IISA nghi ngờ rằng, đã có hành vi chuyển đổi mã HS đối với thép xây dựng nhập khẩu và việc trợ cấp trá hình và nhập khẩu thép không đạt tiêu chuẩn quốc gia SNI vẫn đang diễn ra. Hiệp hội IISA nhận định: “Sản phẩm sắt thép nhập khẩu phải được giám sát, không để hàng nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường trong nước bằng những trò gian lận"

H.Mĩ

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.