|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ICO: Tháng 2, giá cà phê ảm đạm trong khi xuất khẩu tăng mạnh

08:00 | 10/03/2018
Chia sẻ
Theo báo cáo từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), chỉ số giá tổng hợp ICO giảm 1,2% trong tháng 2 xuống 114,19 USD cent/pound. Xuất khẩu cà phê Robusta ước tính tăng 48,2% trong tháng 1/2018 và tăng 6,4% trong 4 tháng đầu năm mùa vụ 2017 - 2018. 
ico thang 2 gia ca phe am dam trong khi xuat khau tang manh Thị trường cà phê Hàn Quốc thiết lập kỷ lục mới
ico thang 2 gia ca phe am dam trong khi xuat khau tang manh Reuters: Sẽ dư thừa cà phê trong niên vụ 2018 – 2019
ico thang 2 gia ca phe am dam trong khi xuat khau tang manh Thị trường cà phê vẫn còn rủi ro giảm giá trong năm 2018
ico thang 2 gia ca phe am dam trong khi xuat khau tang manh

Sau khi dứt chuỗi giảm trong 3 tháng liên tiếp để tăng nhẹ trong tháng 1, chỉ số giá tổng hợp ICO bình quân tháng giảm 1,2% xuống 114,19 USD cent/pound trong tháng 2. Chỉ số giá tổng hợp hàng ngày cao hơn trong nửa đầu tháng, lên tới 116,07 USD cent/pound trong ngày 14/2; sau đó chạm đáy ở mức 112,16 USD cent/pound vào ngày 21/2 nhưng duy trì ổn định trên 113 USD cent/pound trong những ngày còn lại.

ico thang 2 gia ca phe am dam trong khi xuat khau tang manh

Chỉ số ICO hàng tháng giảm chủ yếu là vì sự thể hiện không tốt của nhóm cà phê Arabica, với cả nhóm cà phê đều giảm giá trị so với tháng 1. Cụ thể, giá cà phê Arabica Colombia giảm 1,6%; cà phê Arabica từ các quốc gia khác giảm 1,8% và cà phê Arabica Brazil giảm 2,3%. Mặt khác, cà phê Robusta ghi nhận mức tăng trưởng 0,7% so với tháng 1.

Chênh lệch giữa chỉ số giá cà phê Arabica Colombia và cà phê Arabica từ các quốc gia khác tăng từ mức trung bình 4,96 USD cent/pound trong tháng 1 lên 5,22 USD cent/pound trong tháng 2. Mức chênh lệch bình quân trong tháng 2, được xác định bởi giá trên sàn giao dịch tương lai New York và London, giảm 10,9% xuống 43,44 USD cent/pound. Ngoài ra, biến động trong một ngày của chỉ số giá tổng hợp ICO cũng giảm 0,5 phần trăm điểm xuống 5,2%.

ico thang 2 gia ca phe am dam trong khi xuat khau tang manh

Tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 là 11,01 triệu bao; tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng khối lượng xuất khẩu giữa tháng 10/2017 và tháng 1/2018 lên tới 40,47 triệu bao so với con số 39,53 triệu bao so với cùng kỳ mùa vụ 2016 – 2017, tăng 3,1%.

Xuất khẩu cà phê Arabica đạt 25,87 triệu bao trong 4 tháng đầu của đầu năm mùa vụ 2017 – 2018, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi xuất khẩu cà phê Robusta tăng 6,4% lên 14,87 triệu bao.

Trong giai đoạn tháng 10/2017 – tháng 1/2018, tổng xuất khẩu của cà phê Arabica từ các quốc gia khác và cà phê Arabica Brazil đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt tăng 9,3% lên 7,62 triệu bao và 2,2% lên 13,31 triệu bao. Con số này đã giúp cân bằng lượng sụt giảm của cà phê Arabica xuất khẩu từ Colombia trong 4 tháng đầu mùa vụ 2017 – 2018, giảm 10,9% xuống 4,94 triệu bao so với cùng kỳ mùa vụ trước.

Sản lượng tại Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, được ước tính đạt 51,5 triệu bao trong năm mùa vụ 2017 – 2018, giảm 6,4% so với năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là vì dự báo sản xuất cà phê Arabica bị điều chỉnh giảm 11,1% xuống 40 triệu bao, trong khi sản xuất cà phê Robusta được ước tính tăng 15% lên 11,5 triệu bao. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết thuận lợi và sự cải thiện của chu kỳ cà phê Arabica được dự báo sẽ nâng triển vọng sản xuất trong năm mùa vụ 2018 – 2019.

Sau khởi đầu thu hoạch muộn, xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 1 lên đến 3,29 triệu bao, gần gấp đôi khối lượng xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ tăng trưởng chung trong 4 tháng đầu mùa vụ 2017 – 2018 lên 8,96 triệu bao, tăng 16,4%.

Việt Nam là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 45% sản lượng cà phê Robusta toàn cầu. Trong năm mùa vụ 2017 – 2018, sản xuất của Việt nam được ước tính tăng 11,6% so với năm trước lên 28,5 triệu bao; nhưng giảm 0,8% so với năm 2015 – 2016.

Bên cạnh đó, Indonesia và Ấn Độ cũng là những quốc gia sản xuất lớn của cà phê Robusta, chiếm lần lượt khoảng 15% và 6% sản lượng cà phê Robusta toàn cầu. Trong năm 2017 - 2018, sản lượng cà phê của Indonesia dự báo giảm 6% xuống 10,8 triệu bao; còn sản lượng tại Ấn Độ ước tính tăng 12,3% lên 5,84 triệu bao. Trong 4 tháng đầu năm mùa vụ 2017 - 2018, xuất khẩu cà phê Robusta của Ấn Độ tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,91 triệu bao.

ico thang 2 gia ca phe am dam trong khi xuat khau tang manh

Trong khi đó, Honduras là nhà sản xuất lớn nhất của nhóm cà phê Arabica đến từ các quốc gia khác, chiếm khoảng 25,6% tổng sản lượng. Sản xuất trong năm mùa vụ này của Honduras dự báo đạt 8,35 triệu bao, tăng 12% so với năm ngoái. Xuất khẩu của quốc gia này cũng khá cao, đạt 1,53 triệu bao trong tháng đầu mùa vụ 2017 - 2018, so với mức 1,36 triệu bao cùng kỳ năm ngoái.

Peru, Mexico và Guatemala chiếm khoảng 38% tổng sản lượng của nhóm cà phê Arabica đến từ các quốc gia khác. Và trong năm mùa vụ này, sản lượng của cả 3 quốc gia đều được ước tính tăng nhiều hơn so với năm ngoái, với Peru đạt 4,6 triệu bao; Mexico 4 triệu bao và Guatemala 3,8 triệu bao.

Tương tự, xuất khẩu của cả 3 quốc gia này trong tháng đầu năm mùa vụ 2017 - 2018 đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu của Peru tăng 0,6% lên 1,89 triệu bao; Mexico tăng 28,7% lên khoảng 0,98 triệu bao; và Guatemala tăng 10,5 triệu bao lên 0,43 triệu bao.

Sau Brazil, chiếm khoảng 79% sản lượng nhóm cà phê Arabica Brazil, Ethiopia là nhà sản xuất lơn thứ hai của nhóm này. Sản lượng của Ethiopia trong năm mùa vụ 2017 - 2018 được dự kiến đạt 7,65 triệu bao, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu trong giai đoạn tháng 10/2017 - 1/2018 cũng tăng 41,9% lên 1,11 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái.

Lyly Cao