HSC: MBBank có thể lãi 490 tỷ đồng từ thương vụ chuyển nhương Mcredit
Ngân hàng TMCP Quân đội - (Ảnh: MBBank) |
Ước lãi 490 tỷ đồng từ thương vụ chuyển nhượng Mcredit
Ngày 2/11 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội - MBBank đã chính thức ký kết bàn giao 49% vốn cổ phần của Mcredit cho Ngân hàng Shinsei và ra mắt Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (thương hiệu Mcredit).
Chi tiết về thương vụ hợp tác chưa được tiết lộ nhưng theo ước tính của HSC dựa trên thông tin trên thị trường về một số thương vụ tương tự, cổ phần Mcredit phải được định giá với P/B khoảng 3 lần. Theo đó, dự tính sơ bộ MBBank sẽ lãi 490 tỷ đồng từ thương vụ này.
MBBank vẫn nắm cổ phần kiểm soát tại MB Shinsei (50% cổ phần) nên lãi từ thoái vốn sẽ được hạch toán trực tiếp vào lợi nhuận chưa phân phối hợp nhất. Khách hàng mục tiêu của Mcredit là nhóm khách hàng không đủ điều kiện vay ngân hàng với quy mô khoản vay tối đa 100 triệu đồng. Ngân hàng đặt mục tiêu MCredit sẽ phục vụ hàng triệu khách hàng và đóng góp 5-10% vào lợi nhuận hợp nhất trong 5 năm tới. Cuối quý III/2017, dư nợ cho vay của Mcredit ở mức 400 tỷ đồng
Chưa phải tăng vốn cấp 1 cho đến năm 2019
Theo HSC, với tỷ lệ vốn cấp 2/ vốn cấp 1 hiện tại khoảng 20%, MBBank vẫn còn nhiều dư địa cho phát hành thêm trái phiếu thứ cấp. Do vậy cho đến năm 2019 ngân hàng sẽ chưa cần phải tăng vốn cấp 1. Tuy nhiên đến năm 2020 khi tất cả các ngân hàng phải tuân thủ yêu cầu Basel 2, thì MBBank dự kiến phải huy động vốn trên thị trường và tăng vốn cấp 1 thêm khoảng 10%.
Trong năm 1028, với giả định tăng trưởng tín dụng trong năm đạt 18%, huy động tăng 14%, chi phí hoạt động tăng 24,4% và kỳ vọng sẽ trích lập hết cho trái phiếu VAMC, HSC dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 6.457 tỷ đồng, tăng 25,5%.
NIM sẽ tăng lên 4,46% trong năm 2018
HSC nhận định tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trong 9 tháng đầu năm tăng 0,76% so với cùng kỳ lên 4,32% chủ yếu nhờ lợi suất gộp tăng mạnh (tăng 0,71%) trong khi đó chi phí cho vay giảm nhẹ (giảm 0,04%).
Đối với các tài sản sinh lãi, lợi suất từ cho vay khách hàng tăng 0,91% lên 8,68% phần lớn nhờ tăng trưởng mạnh của cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất cao hơn. Lợi suất trái phiếu cũng tăng 0,09% lên 6,51% nhờ tăng kỳ hạn của danh mục đầu tư trái phiếu mặc dù mặt bằng lợi suất trái phiếu có xu hướng giảm. Lợi suất gửi tiền liên ngân hàng cũng tăng 0,92% lên 3,4%.
Về nguồn vốn huy động, chi phí huy động khách hàng tăng nhẹ 0,02% lên 3,45%. Chi phí lãi giấy tờ có giá giảm 1,61% xuống còn 8,5%. MBBank đã phát hành hơn 2.000 tỷ đồng trái phiếu trong quý III với lãi suất từ 8% - 8,4%, theo đó làm giảm bình quân chi phí lãi suất do 2.000 tỷ đồng trái phiếu còn lại là trái phiếu phát hành từ năm 2010 có lãi suất cao hơn, là 12%. Trong khi đó chi phí vay liên ngân hàng và các nguồn khác giảm với lãi suất bình quân giảm 1,14% còn 6,0%.
HSC ước tính MBBank hiện sở hữu 2,9% thị phần cho vay. Ngân hàng có thế mạnh trong cho vay khách hàng cá nhân và cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ từ nguồn huy động chi chi phí thấp nhờ tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao hơn mức bình quân, đạt 37%. Tỷ lệ NIM sẽ tăng 0,78% lên 4,46% vào cuối năm 2018.
MBBank tiếp tục báo lãi nghìn tỷ trong quý III, thu nhập nhân viên tăng 21%
Tăng trưởng đều từ các hoạt động kinh doanh chính, MBBank tiếp tục báo lãi trước thuế 1.478 tỷ đồng trong quý III/2017. Luỹ kế ... |