HSC: Gia đình Chủ tịch Trần Anh có thể bán 56% cổ phần cho TGDĐ, giá 50.000/cp
Chủ tịch Trần Anh cùng gia đình có thể bán 56% cổ phần cho TGDĐ, giá 50.000/cp |
Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (TGDĐ - Mã: MWG) xác nhận Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh (Mã: TAG) là chuỗi điện máy mà công ty sẽ mua lại.
Trong khi đó từ phía TAG cũng đã xác nhận và cho phép TGDĐ mua lại hơn 25% cổ phần mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai. Đồng thời Trần Anh sẽ tự nguyện hủy niêm yết trên HNX và chuyển sang giao dịch UPCoM sau khi chuyển nhượng.
Gia đình Chủ tịch Trần Anh có thể sẽ bán 56% cổ phần, giá 50.000 đồng/cp
Theo báo cáo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), TGDĐ sẽ M&A với Trần Anh thông qua hoán đổi cổ phiếu và thực hiện theo hai giai đoạn.
TGDĐ sẽ chi tiền mặt mua cổ phần kiểm soát tại Trần Anh từ nhóm các cổ đông lớn. Hơn nữa, TGDĐ cũng sẽ phát hành 6,7 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu của Trần Anh.
Do đó, TGDĐ sẽ trở thành cổ đông kiểm soát của Trần Anh và các cổ đông lớn của Trần Anh trước đó sẽ trở thành cổ đông của TGDĐ.
HSC dự đoán gia đình Chủ tịch Trần Anh sẽ bán 56% cổ phần đang sở hữu tại Trần Anh cho TGDĐ với giá dự kiến 50.000 đồng/cp, cao hơn khoảng 27% so với giá đóng cửa của cổ phiếu TAG ngày 22/8.
Giá trị cổ phần Trần Anh theo ước tính của HSC khoảng 698 tỷ đồng, sau đó sẽ được sử dụng để mua 6.7 triệu cổ phiếu MWG phát hành riêng lẻ. Như vậy cổ phiếu MWG sơ cấp sẽ được phát hành với giá khoảng 104.000 đồng/cp, thấp hơn 2% so với giá đóng của ngày 22/8.
HSC cũng lưu ý việc một số thành viên ban lãnh đạo Trần Anh đã đăng ký bán cổ phiếu TAG trên HNX, gồm Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, thành viên HĐQT và Chủ tịch Ban kiểm soát. Tổng số cổ phiếu đăng ký bán là 333.153 cổ phiếu, tương đương 1,34% tổng sổ cổ phiếu đang lưu hành.
Mua Trần Anh, TGDĐ sẽ tăng thị phần điện máy ở Hà Nội gấp đôi lên 30%
HSC nhận định việc mua lại Trần Anh sẽ cho phép TGDĐ tiếp cận tốt hơn khách hàng ở khu vực phía Bắc.
Theo HSC, TGDĐ sẽ điều hành các cửa hàng hiện tại của Trần Anh và giữ nguyên thương hiệu trong vòng 12 đến 18 tháng, đồng thời kiểm soát hoạt động hàng ngày.
Khả năng chuyển sang thương hiệu TGDĐ là rất lớn và chỉ là vấn đề thời gian. Trần Anh hiện có 39 cửa hàng tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc khác. Cổ đông lớn nhất của Trần Anh là Chủ tịch HĐQT công ty (22,7% cổ phần), gia đình ông (33,2%), và Nojima từ Nhật Bản (30,8% cổ phần).
Trong khi đó, với gần 1.500 cửa hàng và dẫn đầu về thị phần đối với cả chuỗi TGDĐ (42%) và Điện máy (22%), hệ thống cửa hàng của MWG có mặt ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam.
Tuy nhiên đến hiện tại, TGDĐ lại không mạnh ở thị trường phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội. HSC ước tính thị phần của MWG ở Hà Nội khoảng 30% đối với chuỗi TGDĐ và 15% cho chuỗi Điện máy, đặt công ty ngang bằng với các chuỗi bán lẻ khác như FPT Shop ở thị trường di động hay Trần Anh và Media Mart về điện máy.
HSC nhận định việc mua lại Trần Anh cho phép TGDĐ tăng gấp đôi thị phần bán lẻ điện máy tại thị trường Hà Nội lên khoảng 30%.
Tuy nhiên lợi nhuận của Trần Anh thấp với tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2016 là 11,78% trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp mảng điện máy của TGDĐ là 15,6%.
Năm 2017, ước tính doanh thu thuần đạt 61.367 tỷ đồng và lợi nhuận 2.105 tỷ đồng; tăng trưởng lần lượt 38% và 33%.
Năm 2018, Điện máy xanh là động lực tăng trưởng chính
Năm 2018, chuỗi Điện máy xanh sẽ là động lực tăng trưởng chính của TGDĐ nhờ tiếp tục mở rộng ra các tỉnh miền Bắc và giành thêm thị phần; từ đó hưởng chính sách giá ưu đãi hơn từ nhà sản xuất, HSC đánh giá.
Chuỗi Bách hóa xanh dự kiến đóng góp 11% tổng doanh thu. Trong năm 2019 chuỗi Bách hóa xanh sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính.
Cũng trong năm 2019, chuỗi Điện máy xanh sẽ chạm tới ngưỡng bão hòa sau khi đạt thị phần điện máy toàn quốc là 40% (tương tự như tình trạng chuỗi ĐTDĐ hiện nay). Do đó chuỗi Bách hóa xanh sẽ là động lực tăng trưởng của MWG trong 2 - 3 năm sau.
Theo báo cáo, hiện vẫn chưa có thông tin về khả năng mua lại chuỗi bán lẻ dược phẩm trong khi đó Chủ tịch của TGDĐ đã ám chỉ khả năng mua chuỗi bán lẻ dược phẩm trong tổng số tiền 2.500 tỷ đồng đã được dành ra cho hoạt động M&A.
HSC cho rằng một chuỗi bán lẻ nằm trong mục tiêu M&A của TGDĐ có lẽ ở TP HCM. Từ những thông tin được biết về chiến lược mở rộng của MWG, thì việc tham gia lĩnh vực bán lẻ dược phẩm sẽ tiến hành từ từ vì lĩnh vực bán lẻ dược phẩm là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với TGDĐ.
Tự nguyện hủy niêm yết trên HNX, Trần Anh sẽ bán trên 25% vốn cho Thế giới Di động Theo biên bản họp xin ý kiến cổ đông bằng văn bản, Trần Anh tự nguyện hủy niêm yết trên HNX và sẽ giao dịch ... |
Đồng loạt thoái vốn lãnh đạo Điện máy Trần Anh 'toan tính' gì? Trước tin đồn M&A của Thế Giới Di động(MWI) mua lại Cty CP Thế giới số Trần Anh,(TAG) các lãnh đạo cty này đã đồng ... |
Nếu Thế Giới Di Động mua Trần Anh, điều gì sẽ xảy ra? Thế Giới Di Động sẽ có sự gia tăng thị phần cũng như tiếp cận được thị trường điện máy ở Hà Nội thông qua ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/