|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

HSBC: Chủ nghĩa bảo hộ và Brexit giảm 1.200 tỉ USD triển vọng thương mại toàn cầu năm 2030

11:45 | 22/12/2016
Chia sẻ
Theo tính toán của HSBC, ảnh hưởng từ thay đổi chính sách thương mại của Mỹ do Donald Trump đề ra hay do “hard Brexit” tại Anh, giá trị thương mại của hàng hóa và dịch vụ năm 2030 có thể giảm 3% ở mức 48.800 tỉ đô la Mỹ so với con số dự báo hiện tại là 50.000 tỉ đô la Mỹ.
hsbc donald trump va brexit co the lam giam 1200 ti usd thuong mai nam 2030
Thương mại toàn cầu. Minh họa: EPA

Giảm thương mại do thay đổi chính sách

HSBC vừa công bố Dự báo Thương mại Toàn cầu, phân tích về tình hình thương mại dịch vụ qua các quốc gia.

Theo đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn cầu có xu hướng giảm 3% trong năm 2016, sản lượng giao thương của mảng dịch vụ như du lịch, ngân hàng, xây dựng và phát triển phần mềm lại tăng 1%.

HSBC cho rằng nếu Chính phủ các nước không đặt ra thêm trở ngại mới nào cho thương mại, giá trị xuất khẩu hàng hóa toàn cầu được kỳ vọng sẽ khôi phục dần và đạt mức tăng 3% trong năm 2017 và 6% mỗi năm đến năm 2030.

Trong khi đó, dịch vụ sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 7% đóng góp 12.400 tỉ đô la Mỹ vào sản lượng thương mại toàn cầu năm 2030, tăng từ mức 4.900 tỉ đô la Mỹ năm nay.

Tuy nhiên, nếu các rào cản mới về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng, do ảnh hưởng từ thay đổi chính sách thương mại của Mỹ do Donald Trump đề ra hay do “hard Brexit” tại Anh, giá trị thương mại của hàng hóa và dịch vụ năm 2030 có thể giảm 3% ở mức 48.800 tỉ đô la Mỹ so với con số dự báo hiện tại là 50.000 tỉ đô la Mỹ.

Ông Natalie Blyth, Giám đốc Toàn cầu Dịch vụ Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Thương mại, HSBC tin tưởng, sự tiến bộ về mặt công nghệ, chi tiêu của người tiêu dùng tăng, chi phí du lịch giảm là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của mảng dịch vụ mặc dù những yếu tố như giá cả hàng hóa bất ổn và đầu tư giảm làm ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại hàng hóa.

Ông cũng nhận định: “Bức tranh toàn cảnh về thương mại toàn cầu, bao gồm dịch vụ và hàng hóa, cho thấy rõ giá trị của việc giao thương quốc tế đối với các nền kinh tế cũng như giá trị của sự đa dạng hóa đối với tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn".

HSBC cũng cho biết, tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ đã bỏ xa tăng trưởng thương mại hàng hóa kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khối nghiên cứu lý giải một phần do chi tiêu cho dịch vụ ít bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế hơn so với chi tiêu cho hàng hóa.

Tuy nhiên, trong khi thương mại dịch vụ tiếp tục khởi sắc, giá trị thương mại dịch vụ khá nhỏ bé so với thương mại hàng hóa toàn cầu. Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ đạt 37.000 tỉ đô la Mỹ đến năm 2030, theo bản dự báo, tương ứng 75% tổng giá trị thương mại.

Dịch vụ là "mũi nhọn" của Việt Nam

Riêng với Việt Nam, HSBC cho rằng mặc dù thương mại hàng hóa Việt Nam chiếm ưu thế so với thương mại dịch vụ, tăng trưởng thương mại dịch vụ lại có tiềm năng phát triển đáng kể.

Triển vọng thương mại dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng vẫn sẽ tập trung vào những lĩnh vực đã chiếm vị trí quan trọng. Du lịch và lữ hành được kỳ vọng đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng thương mại dịch vụ, đóng góp 65% vào tổng tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016 - 2020 và 66% trong năm 2021 - 2030.

Tuy nhiên, sự thiếu hụt các hoạt động tiếp thị và đầu tư phát triển sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của lĩnh vực dụ lịch để trở thành yếu tố đóng góp nhiều hơn nữa vào tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ.

Triển vọng tiếp theo là vận tải và phân phối - lĩnh vực gắn liền với du lịch và thương mại hàng hóa. Xuất khẩu của một số lĩnh vực cụ thể như hậu cần, vận chuyển, và bảo hiểm… được hưởng lợi khi thương mại sản xuất được đẩy mạnh. Theo đó, HSBC kỳ vọng ngành này sẽ đóng góp gần 20% vào tăng trưởng trong cùng giai đoạn.

Thái Hoàng

TS. Cấn Văn Lực: Để ngân hàng bán vàng trực tiếp, giá sẽ lập tức giảm nhưng chỉ là biện pháp trước mắt
Theo TS. Cấn Văn Lực, việc bán vàng qua nhóm ngân hàng Big 4 chỉ là biện pháp trước mắt nhằm tăng nguồn cung trên thị trường khiến giá giảm ngay. Nhưng về lâu dài cần đảm bảo thị trường vàng minh bạch và ngăn chặn thao túng giá, xoá bỏ độc quyền có thể xử lý dứt điểm được câu chuyện chênh lệch giá.