Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều thắp lại giấc mơ liên kết đường sắt Hàn Quốc với châu Á
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sắp đạt bước tiến lớn?
Tại ga tàu ở đầu cực bắc của Hàn Quốc, các đường ray bị chặn ngay trước khu phi quân sự đánh dấu biên giới với Triều Tiên.
Tại đó xuất hiện một tấm bảng với nội dung “Con ngựa thép muốn được chạy”.
Điều đó có thể sớm thành hiện thực khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai vào tuần tới tại Việt Nam.
Kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần hai dự kiến sẽ gồm việc nới lỏng một số biện pháp trừng phạt để đổi lấy các bước tiến phi hạt nhân hóa. Trong đó, việc liên kết đường sắt được đưa ra cách đây 15 năm - một trong những dự án Liên Triều quan trọng, cuối cùng cũng có thể được phê duyệt.
Trong một cuộc điện đàm với ông Trump vào tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Hàn Quốc đã sẵn sàng xúc tiến dự án liên kết đường sắt cũng như những dự án kinh tế không xác định khác nếu điều đó giúp ích cho các cuộc đàm phán Mỹ - Triều.
Cuộc điện đàm còn gồm việc mở lại tổ hợp công nghiệp Liên Triều Gaeseong, nơi có hơn 120 công ty Hàn Quốc hoạt động trước khi đóng cửa vào năm 2016 do căng thẳng leo thang.
“Chúng tôi đang làm mọi thứ, chúng tôi sẵn sàng tiến về phía trước bất cứ khi nào có cơ hội”, ông Shin Han-yong, Giám đốc hiệp hội các công ty Hàn Quốc điều hành Gaeseong, cho biết. Tuy nhiên, ông nói thêm, nhiều giám đốc điều hành khác đang thận trọng do không chắc chắn liệu thỏa thuận có được thực hiện hay không.
Kể từ khi tuyên bố tạm dừng các vụ thử tên lửa và bom vào năm 2018, ông Kim đã tìm cách thuyết phục thế giới dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, trong đó nghiêm cấm đầu tư, hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu dầu khí. Cho đến nay, ông Trump vẫn khẳng định rằng ông Kim phải từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, một lập trường dẫn đến sự bế tác trong các cuộc đàm phán Mỹ - Triều.
Ông Kim và ông Moon đã đặt nền móng cho việc liên kết đường sắt trong năm 2018 thông qua việc tổ chức một buổi lễ vào tháng 12/2018 về hiện đại hóa các tuyến đường sắt ở phía đông và phía tây của bán đảo Triều Tiên, vốn sẽ được nghiên cứu bổ sung và thiết kế cụ thể.
Mặc dù động thái này có lợi cho ông Kim, Hàn Quốc cũng muốn kết nối với phần còn lại của châu Á trên đất liền và cuối cùng, liên kết cùng sáng kiến Vành đai và Con đường với Trung Quốc - vốn được thiết kế để thúc đẩy thương mại giữa châu Á và châu Âu.
Nhà ga Baengmagoji ở Cheorwon, gần Khu phi quân sự. (Nguồn: AFP) |
Dự án đường sắt huyết mạch
Dự án đường sắt này lần đầu được ra mắt cách đây hơn 15 năm, nhưng bị ảnh hưởng bởi chính trị và các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng do Triều Tiên theo đuổi vũ khí hạt nhân. Trong một khoảng thời gian ngắn ở thập kỉ trước, Hàn Quốc đã vận hành các chuyến tàu chở hàng vào khu công nghiệp ở Gaeseong, cho đến khi căng thẳng chính trị phá hoại dự án này.
Khôi phục liên kết và hiện đại hóa đường sắt Triều Tiên sẽ cho phép Hàn Quốc vận hành tàu đến Nga, Trung Quốc và xa hơn nữa, nhờ đó giảm chi phí vận chuyển cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện cũng sẽ giúp Triều Tiên dỡ bỏ các rào cản để kiếm tiền từ tài nguyên khoáng sản, trị giá 6.000 tỉ USD, theo ước tính năm 2013 của Viện Tài nguyên Triều Tiên tại Seoul.
Đây cũng là nơi có trữ lượng khoáng sản đất hiếm lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các linh kiện chính của động cơ xe điện và nhiều thiết bị công nghệ cao của Hàn Quốc.
“Dự án đường sắt này khác với những dự án trong quá khứ vì nó không chỉ nhắm đến việc kết nối Hàn Quốc với phần còn lại của châu Á mà còn hướng đến cải thiện ngành hậu cần ở miền Bắc”, ông Lee Hae-jung, nhà nghiên cứu cấp cao của Hyundai Research, cho biết.
“Đường sắt và đường bộ rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, do đó, việc giúp miền Bắc hiện đại hóa hệ thống giao thông có thể thực sự nâng đỡ nền kinh tế Triều Tiên”.
Mặc dù việc thiếu thông tin gây khó khăn cho việc đo lường nền kinh tế Triều Tiên, ngân hàng trung ương Hàn Quốc ước tính nền kinh tế Triều Tiên đã giảm 3,5% trong năm 2017 xuống khoảng 32,3 tỉ USD. Điều đó mang lại một cơ hội hiếm có cho giới đầu tư nếu Triều Tiên mở cửa đất nước.
Mạng lưới đường sắt và tín hiệu của Triều Tiên đã không thay đổi nhiều so với khi mới được xây dựng lại sau Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 - 1953. Mạng lưới đường sắt này có 5 hệ thống đường ray, liên kết với Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Hai hệ thống đường ray với Trung Quốc đang hoạt động mạnh mẽ nhất và có lẽ là hệ thống hiện đại nhất ở Triều Tiên.
5 hệ thống đường sắt liên kết với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga của Triều Tiên. |
Trái đắng trong quá khứ của các doanh nghiệp nước ngoài tại Triều Tiên
Thỏa thuận đường sắt có thể mang lại lợi ích cho các công ty Hàn Quốc, từ xây dựng đến phát hành cổ phiếu như Hyundai Engineering & Construction và Hyundai Rotem, nâng vị thế của các công ty này cao hơn các đối thủ đến từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều công ty đã bị Triều Tiên chiếm đoạt trong quá khứ. Tập đoàn Hyundai đã thiết lập một khu du lịch ở núi Geumgang và khu công nghiệp ở Gaeseong, song Triều Tiên đã tiếp quản hết các dự án.
Thụy Điển vẫn đang chờ thanh toán cho 1.000 chiếc xe Volvo được xuất xưởng trong những năm 1970. Một công ty khai thác của Trung Quốc đã gọi 4 năm liên doanh tại Triều Tiên là ác mộng. Và một công ty viễn thông Ai Cập đang hoạt động tại Triều Tiên cũng không thể thu lợi nhuận.
Các nhà đầu tư từ Trung Quốc, cũng không thoát khỏi "số phận". Tập đoàn Xiyang đã kí hợp đồng vào năm 2007 để thành lập một liên doanh với chính phủ Triều Tiên để khai thác 500.000 tấn quặng sắt mỗi năm. 5 năm sau, Bình Nhưỡng chấm dứt thỏa thuận và không cấp nước, điện và phương tiện liên lạc cho nhà máy trên.
Xiyang đã đưa ra một tuyên bố ngắn gọn sau khi không nhận được một xu tiền bồi thường.
Điểm sáng dấy lên hi vọng mới
Tuy nhiên, vẫn còn sự lạc quan ở thời điểm này vì Triều Tiên có thể thay đổi. Ông Kim vào tháng 1/2019 đã đặc biệt đề nghị Hàn Quốc tiếp tục hoạt động tại khu công nghiệp Gaeseong và khu nghỉ dưỡng núi Geumgang ở Triều Tiên. Ngoài ra, Mỹ đã cho thấy họ sẵn sàng giảm bớt các lệnh trừng pháp để đáp lại các tiến triển phi hạt nhân hóa.
Theo chuyên gia kinh tế gốc Hàn Quốc tại Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc tại Seoul, bà Kim Young Hui, các công ty Hàn Quốc đã thực hiện nghiên cứu sẵn sàng một khi các lệnh trừng phạt được gỡ bớt.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/