|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hoạt động thu mua cà phê Việt Nam chững lại chờ giảm giá

14:47 | 15/12/2017
Chia sẻ
Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê robusta hàng đầu, giao dịch cà phê đang chậm lại, với kỳ vọng một vụ thu hoạch lớn hơn và những thay đổi đối với hợp đồng kỳ hạn giao trên sàn London vào năm tới sẽ giúp người mua có chiết khấu lớn lơn.
giao dich mua ca phe viet nam chung lai cho giam gia Giá cà phê hôm nay (15/12) tăng tiếp 500 đồng/kg, giá hồ tiêu giảm tại một số địa phương
giao dich mua ca phe viet nam chung lai cho giam gia Khai mạc Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ nhất
giao dich mua ca phe viet nam chung lai cho giam gia Khó khăn nào cho ngành cà phê Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới?

Theo các thương nhân tham dự Hội nghị Cà phê Quốc tế Châu Á tại TP HCM tuần trước, nhiều nhà chế biến và thương lái đang trì hoãn việc mua vào để đặt cược một vụ thu hoạch lớn hơn sẽ kéo giá đi xuống. Đồng thời, những thay đổi đối với hợp đồng robusta của ICE Futures Europe vào tháng 7 năm tới được dự kiến sẽ làm tăng chiết khấu của hạt cà phê Việt Nam.

"Cũng dễ hiểu khi họ trì hoãn việc mua vào và sau đó mua một lượng lớn hết mức có thể, đặc biệt nếu chắc chắn có nguồn cung lớn”, Judy Ganes-Chase, Chủ tịch của J. Ganes Consulting LLC, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tuần trước.

Giới thương nhân cũng cho biết, thời tiết đang hỗ trợ cho vụ thu hoạch hiện tại vùng trồng cà phê Việt Nam ở Tây Nguyên, đảm bảo nguồn cung, nhưng giá giảm khiến người nông dân và các nhà xuất khẩu không muốn bán ra quá nhiều, trong khi người mua cũng không mấy quan tâm.

giao dich mua ca phe viet nam chung lai cho giam gia
Ảnh: Dimas Ardian/Bloomberg

Đầu tháng này, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong năm 2017 - 2018, bao gồm một lượng nhỏ arabica, lên 29,9 triệu bao từ ước tính trước đó là 28,6 triệu bao.

Còn theo ước tính của Export Trading Group (ETG), vụ mùa cà phê robusta của Việt Nam có thể sẽ tăng 16% lên 28,8 triệu bao trong mùa vụ bắt đầu hồi tháng 10, vì sản lượng tăng trở lại sau khi mưa ảnh hưởng tới vụ thu hoạch năm ngoái. Theo ông Eric Llull, Giám đốc nghiên cứu cà phê của công ty tại Geneva, Thụy Sĩ, sự phục hồi này diễn ra khi sản lượng trong năm tới tại Brazil nhiều hơn được dự báo sẽ bổ sung vào nguồn cung và giúp chuyển đổi thị trường toàn cầu thành thặng dư.

Thị trường cũng đang nới lỏng những thay đổi trên thị trường London. Theo quy định mới này, các thương lái đưa cà phê từ quốc gia sản xuất đến các kho dự trữ của ICE sẽ phải trả tiền để lấy hạt cà phê từ kho hàng, cũng như tiền thuê cho đến khi kết thúc thời kỳ giao hàng. Chi phí cao hơn có thể sẽ được chi trong suốt hợp đồng tương lai, với sự ứng dụng khá rộng, các hợp đồng giữa tháng 7 và có thời kỳ trước đó.

Và đã có những ảnh hưởng, với chiết khấu của hợp đồng giao tháng 5 đến tháng 7 tương lai tăng hơn 50% trong ba tuần qua. Sự thay đổi quy tắc cũng sẽ dẫn đến sự chiết khấu lớn hơn trên thị trường vật chất đối với hạt cà phê Việt Nam so với giá thị trường.

giao dich mua ca phe viet nam chung lai cho giam gia

"Ai phải trả chi phí tăng thêm này? Thương nhân, người muốn vận chuyển tới sàn giao dịch. Đó là một chi phí thêm, và có nghĩa thương nhân sẽ phải mua với giá rẻ hơn ở quốc gia sản xuất", Stephan Loots, Giám đốc bộ phận cà phê và cacao thuộc tập đoàn Sopex ở Antwerp, Bỉ, nhận định.

Khi các thương lái cố gắng tìm ra giá trị hợp lý cho việc tăng chi phí và giảm giá, một số nhà chế biến đang tìm kiếm lợi ích bằng cách khóa giá tương lai và hoãn mua hạt cà phê từ Việt Nam cho tới thời điểm sau đó, thời điểm chiết khấu có thể hấp dẫn hơn.

Tác động của hàng dự trữ

Đối với các thương lái, chi phí cao hơn có thể có nghĩa là họ sẽ không kiếm được nhiều tiền từ việc sử dụng chiến lược mua và lưu trữ hạt cà phê ở đâu trước khi được bán để kiếm được lợi nhuận. Ông Loots cho biết, điều đó có thể sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong các kho dự trữ dùng cho các hơp đồng tương lai và khiến thị trường có nguy cơ rơi vào tình trạng "vĩnh viễn siết chặt".

Một số thương nhân tại hội nghị tuần trước đã lo ngại về nguy cơ giảm hàng tồn kho. Một số khác cho rằng, giá một số hợp đồng tương lai đã trước đó sẽ tăng lên để thu hút nguồn cung cấp vào nhà kho nếu các quốc gia tiêu thụ cần hạt cà phê. Giảm giá lớn hơn có thể không xảy ra nếu một số kho hàng hỗ trợ một phần chi phí bốc hàng hóa để duy trì kinh doanh.

Hợp đồng cà phê Robusta và cà phê arabica tương lai nằm trong số các mặt hàng chính yếu có sự thể hiện tệ nhất của năm nay mà Bloomberg theo dõi. Dự báo của ETG cho biết, nguồn cung cà phê toàn cầu được dự báo sẽ vượt mức cầu 5,5 triệu bao trong năm 2018 - 2019, đảo chiều tình trạng thiếu hụt 3,1 triệu bao trong năm nay.

Hạt cà phê chất lượng cao đến từ Việt Nam cũng là một sự trợ giúp cho các nhà chế biến, những người đang gặp khó khăn để đảm bảo nguồn cung chất lượng tốt của mùa vụ trước.

Trong một cuộc phỏng vấn tại TP HCM, ông Nguyễn Chí Cường, CEO của NC Group cho biết: “Các nhà chế biến không vội mua. Nguồn cung từ vụ mùa năm sau ở Braxin và Việt Nam đều tốt, do đó họ có thể quyết định sau".

Lyly Cao