|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hoa Kỳ kêu gọi chọn lựa Ấn Độ để thay thế thị trường Trung Quốc

07:50 | 13/01/2018
Chia sẻ
Đại sứ Hoa Kỳ tại Ấn Độ Kenneth Juster vạch ra đường lối chính trị cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ - định hướng lại mối quan tâm từ Trung Quốc sang Ấn Độ.
hoa ky keu goi chon lua an do de thay the thi truong trung quoc Nhà đầu tư rời bỏ thị trường Trung Quốc đổ dồn sang các nước Đông Nam Á
hoa ky keu goi chon lua an do de thay the thi truong trung quoc Khí đốt Nga nhắm tới thị trường Trung Quốc
hoa ky keu goi chon lua an do de thay the thi truong trung quoc
Ấn Độ liệu có thể thay thế được thị trường Trung Quốc trong mắt của các doanh nghiệp Mỹ. Ảnh minh họa AFP 2018/Dominique Faget

Khá nhiều công ty Mỹ đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, do đó họ buộc phải tìm kiếm những thị trường thay thế, — thông cáo báo chí Đại sứ quán Hoa Kỳ tại New Delhi trích dẫn lời tuyên bố của nhà ngoại giao Mỹ.

Đại sứ Kenneth Juster cho rằng, Ấn Độ có thể sử dụng cơ hội chiến lược này thông qua thương mại và đầu tư, để thay thế Trung Quốc và trở thành một trung tâm cho giới doanh nghiệp Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Một trong những nhiệm vụ của đại sứ là vận động, hỗ trợ lợi ích kinh doanh của nước mình ở nước sở tại. Trong khi đó, nỗ lực của ông Kenneth Juster đem Ấn Độ đối lập với Trung Quốc rõ ràng có nội dung chính trị.

Cụ thể là: sử dụng sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ nhằm thúc đẩy lợi ích kinh doanh của Mỹ trên thị trường Ấn Độ.

Thông điệp của đại sứ phù hợp với các mục tiêu mà Hoa Kỳ đặt ra trước các đối tác của mình trong "bộ tứ" Mỹ-Nhật-Ấn Độ-Australia trong khi vạch ra chiến lược Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương.

Đây là việc hạn chế ảnh hưởng chính trị và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, kiềm chế Bắc Kinh trong những lĩnh vực khác nhau.

Tuyên bố của đại sứ Mỹ cũng là một bằng chứng gián tiếp thể hiện sự "yếu đuối" của người Mỹ trên thị trường Trung Quốc. Trong năm 2017 Hoa Kỳ thậm chí không thể tìm cách tiếp cận một trong những vấn đề cấp thiết do chính quyền Donald Trump đưa ra. Đây là việc giảm thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc. Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào thứ Sáu, ngày 12 tháng 1, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong năm 2017 đã lên mức kỷ lục — 8,6 %. Đây là 275,8 tỷ đô la. Dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Mỹ sang Trung Quốc đã tăng 13,9% so với năm trước, nhưng vẫn duy trì được xu hướng chung.

Theo ý kiến của Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada Victor Supyan, trong tương lai gần Trung Quốc và Mỹ rất khó đạt được sự cân bằng trong cán cân thương mại song phương.

Xét theo mọi việc, điều đó giải thích tại sao đại sứ Hoa Kỳ phát tín hiệu cho giới kinh doanh Mỹ — để họ lựa chọn Ấn Độ làm thị trường thay thế Trung Quốc.

Chuyên gia Victor Supyan của Nga cho biết:

"Đến nay hai nước chưa thể đạt được sự cân bằng trong cán cân thương mại song phương, và nói chung, không có lý do nào để cho rằng điều này sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Mức thặng dư thương mại là quá lớn — gần 300 tỷ USD. Đây là khoản tiền rất lớn có chú ý đến tổng trị giá thương mại song phương là khoảng 600 tỷ đô la.

Có thể áp dụng những biện pháp nào để làm giảm thâm hụt? Ví dụ, nếu đồng NDT tăng mạnh thì sẽ hạn chế khối lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, dù Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc ngăn chặn các quy định của nhà nước về tỷ giá đồng Nhân dân tệ và làm cho nó thành đồng tiền tự do chuyển đổi, điều này không xảy ra.

Bắc Kinh điều chỉnh đồng nhân dân tệ để phục vụ lợi ích cua các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Ngoài ra, việc Trung Quốc tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trên thực tế phục vụ lợi ích của người tiêu dùng Mỹ.

Hầu hết hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với sản phẩm tương tự sản xuất tại Mỹ. Do đó, không thể nói rằng thâm hụt thương mại chỉ gây ra các tác động tiêu cực đối với Hoa Kỳ.

Mặc dù Trump gọi tình trạng này là sự lệ thuộc vào Trung Quốc, là một rào cản đối với ngành sản xuất Mỹ, nhưng, có thể ghi nhận những kết quả kinh tế vĩ mô. Ví dụ, điều này kiềm chế lạm phát ở Mỹ".

Sản phẩm của nhiều công ty Mỹ đang hoạt động trên thị trường Trung Quốc được định hướng, trước hết, vào người tiêu dùng Mỹ. Chắc là, đại sứ Mỹ tại Ấn Độ không chú ý đến thực tế này, vì nếu biết về điều đó thì nên thận trọng hơn khi phát tín hiệu cho các công ty Mỹ lựa chọn Ấn Độ để thay thế thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, khi bình luận về lời tuyên bố của đại sứ Mỹ các nhà quan sát lưu ý rằng, thay vì làm trầm trọng thêm xung đột thương mạivới Trung Quốc, Hoa Kỳ nên chú ý đến các hợp đồng thương mại rất hấp dẫn tổng trị giá 250 tỷ USD đã được ký kết trong thời gian Tổng thống Donald Trump ở thăm Trung Quốc.

Chuyên gia Victor Supyan nhấn mạnh:

"Tức là, ông Trump hiểu rằng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai quốc gia là rất lớn và rất quan trọng, vì thế không nên làm trầm trọng thêm tình hình bằng những biện pháp khắc nghiệt.

Nếu bỏ qua khía cạnh chính trị trong tuyên bố của đại sứ Mỹ tại Ấn Độ, thì phải nói rằng, về khả năng huy động vốn đầu tư và trình độ công nghệ thị trường Ấn Độ ngày nay vẫn còn thua kém đáng kể so với thị trường Trung Quốc.

Bắc Kinh đã tạo ra những cơ hội thương mại và đầu tư lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, chỉ có những người ngây thơ mới có thể gọi Ấn Độ là một trung tâm thương mại và đầu tư dành cho các các công ty Mỹ và có thể thay thế thị trường Trung Quốc ".

Vương Tiến