|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ

23:59 | 12/01/2020
Chia sẻ
Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ được kí kết với nguyện vọng tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời, tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ - Ảnh 1.

Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ. Nguồn: enewsdesk.in

Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ

Thời gian kí kết: ngày 14/09/2001.

Nơi kí kết: New Delhi, Ấn Độ.

Danh sách thành viên tham gia kí kết : Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Ấn Độ.

Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ được kí kết với nguyện vọng tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu đời. Mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

Những năm vừa qua, hợp tác chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ phát triển rất tốt đẹp, bất chấp những diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế và đình trệ kinh tế trên thế giới.

Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tăng trưởng mạnh mẽ từ 5,6 tỉ USD năm 2014 lên 11,5 tỉ USD năm 2019. Hợp tác song phương trên các lĩnh vực đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa, giáo dục, du lịch, an ninh quốc phòng và hợp tác trên các diễn đàn quốc tế ngày càng sâu sắc và hiệu quả.

Chế độ ưu đãi từ Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ

Trong khuôn khổ pháp luật của nước mình, Việt Nam và Ấn Độ sẽ xúc tiến và tạo thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước trên cơ sở lâu dài và ổn định.

Hai bên sẽ dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc về giấy phép xuất nhập khẩu, thuế hải quan và tất cả các loại chi phí và thuế khác áp dụng cho việc nhập khẩu và xuất khẩu hoặc quá cảnh hàng hoá, sản phẩm. 

Việt Nam và Ấn Độ sẽ giành cho nhau sự ưu đãi không thấp hơn mức dành cho bất cứ nước nào khác trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu nếu các loại giấy phép buộc phải có theo quy định.

Mọi ưu đãi, đặc quyền hay miễn trừ mà một trong các Bên ký kết dành cho bất cứ sản phẩm nào xuất xứ từ lãnh thổ của một nước thứ ba hoặc có nơi đến là lãnh thổ của nước đó sẽ ngay lập tức và không điều kiện được dành cho sản phẩm cùng loại xuất xứ từ lãnh thổ của một trong các Bên kí kết hoặc là để nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên kí kết ấy.    

Hai nước sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc giữa các cá nhân và pháp nhân của Hai Bên bằng cách trao đổi các đoàn thương mại và kinh doanh, 

Tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm và trao đổi thông tin. Trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nước Hai bên sẽ khuyến khích mở các văn phòng ñại diện hoặc chi nhánh của các tổ chức thương mại, doanh nghiệpngân hàng... của nước bên kia trên lãnh thổ nước mình.

Chi tiết về Hiệp định Thương mại và Hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ

 

Phùng Nguyệt

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.