|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Hệ thống Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ soán ngôi GPS của Mỹ?

21:24 | 30/07/2023
Chia sẻ
Theo CNBC, Trung Quốc từ lâu đã hiểu rõ rằng họ phải có một hệ thống định vị vệ tinh riêng biệt, thay vì phụ thuộc vào các công cụ của phương Tây như GPS. Sau nhiều năm nghiên cứu, Trung Quốc đã ra mắt hệ thống Bắc Đẩu.

(Ảnh minh hoạ: CGTN).

GPS, hay Hệ thống Định vị Toàn cầu, là công cụ giúp xác định vị trí dựa trên vệ tinh lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. GPS hiện có khoảng 6 tỷ người dùng.

GPS thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ và do Lực lượng Không gian, một nhánh độc lập của Lực lượng Không quân Mỹ, điều hành.

Ban đầu, GPS được thiết kế như một công cụ quân sự để hướng dẫn tên lửa và vận hành máy bay không người lái, theo CNBC. Nhưng công nghệ này cũng đã trở thành một phần thiết yếu đối với cuộc sống của người dân bình thường.

“Nếu GPS bị tấn công, nhiều mắt xích trong ngành logistics và chuỗi cung ứng của chúng ta, thậm chí là cả lĩnh vực nông nghiệp, hệ thống giao thông, hệ thống máy bay đều có thể bị đình trệ”, Hạ nghị sĩ Mikie Sherill cảnh báo.

Song, Mỹ không phải là quốc gia duy nhất có hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu. Nga có GLONASS và Liên minh châu Âu có Galileo. Hệ thống mới nhất trên thế giới là Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Quốc.

Từ lâu, một số quốc gia hoặc nhóm quốc gia đã hợp tác cùng nhau, cung cấp miễn phí các hệ thống định vị vệ tinh tương ứng của họ cho cộng đồng quốc tế sử dụng.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc phải có một hệ thống riêng, bà Sarah Sewall, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ về an ninh dân sự, dân chủ và nhân quyền, cho hay.

“Khi mất liên lạc với các tên lửa mà mình đã phóng trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan, người Trung Quốc quả quyết rằng đây thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh...

...và Trung Quốc hiểu rằng họ cần phải có hệ thống của riêng mình để đảm bảo phạm vi phủ sóng liên tục, thông tin chính xác và không phải phụ thuộc vào quốc gia khác vì công nghệ định vị vệ tinh rất quan trọng đối với các hoạt động quân sự của nước này”, bà nói.

Để đạt được thành tựu như hoàn tất hệ thống định vị Bắc Đẩu, Trung Quốc đã phải tiêu tốn không ít tiền của. Theo ước tính của Euroconsult, năm 2018, chi tiêu của chính phủ Trung Quốc cho chương trình vũ trụ là 5,83 tỉ USD, vượt qua Nga, Pháp, Nhật Bản và chỉ đứng sau Mỹ.

Song, các chuyên gia cho rằng hệ thống Bắc Đẩu không chỉ thể hiện sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Bắc Đẩu cũng đang thúc đẩy hoạt động kinh tế tại Trung Quốc.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, dự kiến đến năm 2025, hệ thống Bắc Đẩu sẽ tạo ra doanh thu hàng năm là 156 tỷ USD. Ngoài ra, Bắc Đẩu còn đang giúp Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng trên toàn cầu.

“Trung Quốc đã ràng buộc việc xuất khẩu nhiều loại hình cơ sở hạ tầng khác với các dữ liệu định vị, điều hướng do hệ thống Bắc Đẩu cung cấp.

Họ còn tích hợp Bắc Đẩu với các dịch vụ 5G và trợ cấp cho hệ thống này thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng như Sáng kiến Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số”, bà Sewall cho hay.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khả Nhân