|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hậu Giang: Dịch tả châu Phi 'cuốn bay' 1/3 tổng đàn heo

12:17 | 03/09/2019
Chia sẻ
Dịch tả heo châu Phi đã phủ kín các xã, phường, thị trấn của tỉnh Hậu Giang, buộc phải tiêu hủy 1/3 tổng đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi khoảng 90 tỉ đồng.


Hậu Giang: Dịch tả châu Phi 'cuốn bay' 1/3 tổng đàn heo - Ảnh 1.

Dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện ở tất cả các địa phương của tỉnh Hậu Giang.

Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, tính đến cuối tháng 8, toàn tỉnh đã phát hiện 2.151 ổ dịch tả heo châu Phi, thuộc địa bàn 436 ấp, ở 75 xã, phường, thị trấn của 8/8 huyện, thị, thành phố. 

Số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy là 48.598 con, chiếm 32,1% tổng đàn, với trọng lượng gần 3 triệu kg, ước thiệt hại khoảng 90 tỉ đồng.

Hậu Giang: Dịch tả châu Phi 'cuốn bay' 1/3 tổng đàn heo - Ảnh 2.

Chỉ sau 5 tháng xuất hiện, lây lan dịch bệnh, tổng đàn heo của tỉnh Hậu Giang đã giảm hơn 50%.

Hậu Giang là tỉnh ghi nhận xuất hiện dịch tả heo châu Phi sớm nhất tại ĐBSCL, vào đầu tháng 4/2019. 

Sau 5 tháng lây lan, đàn heo của tỉnh này hiện chỉ còn chưa tới 50%  so với tổng đàn 151.000 con trước khi dịch xuất hiện, do bị tiêu hủy và người nuôi không dám tái dàn.

Hậu Giang: Dịch tả châu Phi 'cuốn bay' 1/3 tổng đàn heo - Ảnh 3.

Chưa thể tái đàn, nông dân Hậu Giang tận dụng chuồng trại chăn nuôi heo để cải tạo thả nuôi lươn theo mô hình nuôi không bùn.

Đến nay, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi heo bị thiệt hại đợt 1 với số tiền 9  tỉ đồng và đang triển khai tiếp đợt 2, số tiền 24 tỉ đồng. 

Đồng thời, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, tận dụng chính chuồng trại chăn nuôi để phát triển sản xuất, bù đắp phần nào nguồn thực phẩm do nguồn cung thịt heo giảm mạnh. 

Các đối tượng chính mà người nông dân hướng tới là thủy sản, gia cầm, gia súc lớn và một số loại rau, nấm ăn loại phù hợp.

Đ.T.Chánh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.