Thương mại song phương tăng từ 0.5 tỷ USD (năm 1992) lên 43.3 tỷ USD (năm 2016), Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản để hàng Việt thâm nhập thị trường khó tính này.
"Trời, hết đường đi rồi hay sao mà đâm đầu qua Thái Lan?”. Câu nói của một người có tâm huyết trong việc xúc đẩy hàng Việt ra thị trường nước ngoài khiến thị trường ngậm ngùi.
Việt Nam (VN) đang trở thành nơi cung cấp nguyên liệu nông sản giá rẻ để Trung Quốc (TQ) chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao và trở thành đối thủ cạnh tranh với chính doanh nghiệp (DN) Việt trên thị trường thế giới.
Trong khi Lào, nước chủ nhà "trình làng" 34 gian hàng của 25 doanh nghiệp thì hơn 100 gian hàng của 200 doanh nghiệp Việt Nam đã "hút hồn" người tiêu dùng của xứ sở triệu voi.
Sự kết nối rộng với mạng xã hội Facebook và quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm cao cấp là hai trong những “sự thật” đáng chú ý về thị trường tiêu dùng nông thôn Việt Nam khiến tiềm năng của thị trường này trở nên hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.
Năm 2017, Bộ Công thương sẽ kết nối doanh nghiệp Việt với các tập đoàn phân phối lớn của châu Âu và châu Á như Auchan, Casino, Central Group, Aeon... để hàng Việt có thêm “cửa” xuất khẩu vào các hệ thống phân phối nước ngoài.
Hàng hoá Việt Nam phải qua nhiều khâu trung gian khiến giá thành đội lên cao khi xuất hiện trên kệ của các hệ thống phân phối và bán lẻ nổi tiếng như Walmart, Lotte...
Hàng Thái Lan đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các cửa hàng, siêu thị ở các thành phố lớn trên cả nước. Vì sao người tiêu dùng Việt Nam lại mê hàng Thái đến vậy?
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2016 của cả nước ước tính đạt 2.670.500 tỉ đồng (tương đương khoảng 118 tỉ USD), tăng 10,2% so với năm trước.
Trong các chương trình này đã xuất hiện những mặt hàng chưa rõ có phải do DN trong nước sản xuất hay không, hay là hàng của DN nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, hoặc liên doanh sản xuất.
Trong khi hàng hóa từ các nước ASEAN, Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do thì hàng Việt lại không dễ xâm nhập những thị trường này.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.