|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thị trường mì gói Việt và quyết định của người tiêu dùng

20:08 | 02/01/2018
Chia sẻ
Trong số 5 tỷ gói mì được tiêu thụ mỗi năm, nhãn hiệu mì được ưa chuộng nhất hiện chiếm gần 30% thị trường, còn hơn 50 nhãn hiệu khác, kể cả nhiều thương hiệu ngoại, “cao cấp”, sau nhiều năm quảng cáo rầm rộ, vẫn chưa có nổi 0.1% thị phần.

Bức tranh thị trường mì gói

Thị trường mì Việt Nam được ước tính trên 5 tỷ gói, trị giá trên 15 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Báo cáo được công bố gần đây nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel (P9/2017) cho thấy, mì gói có mặt gần như 100% trong các hộ gia đình Việt. “Mì gói nằm trong tốp ngành hàng FMCG được mua sắm thường xuyên nhất của các gia đình, trung bình khoảng 18 lần/năm” - Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho biết.

thi truong mi goi viet va quyet dinh cua nguoi tieu dung
Mì gói có mặt gần như 100% trong các hộ gia đình Việt (ảnh minh họa)

Có trên 60 nhãn hiệu mì gói lớn nhỏ, sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đang được bán tại Việt Nam. Tuy nhiên Báo cáo của Kantar Worldpanel cho thấy, trên thị trường mì gói Việt, đặc biệt là ở các khu vực bên ngoài các thành phố lớn, chỉ 2 nhãn hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng nhất đã chiếm hơn một nửa số gói mì được tiêu thụ, mỗi nhãn có trên 20% thị phần. Ngoài ra, 2 nhãn hiệu khác đang có thị phần từ 10% đến dưới 20% và 5 nhãn hiệu nữa có thị phần trên 1%. Hơn 50 nhãn hiệu còn lại chỉ có được tổng cộng chưa tới 10% thị phần; thậm chí có hơn 20 nhãn hiệu, kể cả nhiều thương hiệu mì “cao cấp”, nhập khẩu từ Nhật, Thái, Hàn quốc, Indonesia… hiện vẫn không có nổi 0,1% thị phần.

Được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất ở khu vực này, liên tục từ năm 2015 đến nay, là các sản phẩm mang thương hiệu 3 Miền của công ty UNIBEN. Mì 3 Miền hiện chiếm gần 30% số gói mì được tiêu thụ (Theo Kantar Worldpanel - Rural - P9/2017), với nhiều dòng sản phẩm khác nhau “đậm đà hương vị Việt” rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bí quyết để được lựa chọn

Ông Nguyễn Huy Hoàng cho rằng “Để phát triển, các nhãn hiệu mì gói phải đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, cung cấp nhiều lợi ích tăng thêm cho người tiêu dùng, bắt kịp xu hướng tiêu dùng như các chủng loại tốt cho sức khỏe, đổi mới bao bì, tăng tiện ích tiết kiệm thời gian sử dụng, phát triển thêm phân khúc cao cấp ...”. Ông nhận định “Đà tăng trưởng cả về giá trị, số lượng lẫn thu hút thêm lượng người mua mới của thương hiệu “3 Miền” là rất mạnh mẽ và bền vững".

Người tiêu dùng ngày nay rất thông minh và công bằng. Họ không còn mặc định việc “đảm bảo chất lượng” cho các công ty nước ngoài. Niềm tin vào “hàng Việt” đã tăng lên rất đáng kể khi gần đây nhiều nhà sản xuất thực phẩm trong nước đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến, hợp tác với các đối tác nghiên cứu phát triển, các nhà cung cấp hàng đầu thế giới để nâng cao năng lực sản xuất và đưa khả năng đảm bảo chất lượng lên mức đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe trong ngành thực phẩm, cạnh tranh sòng phẳng với các công ty nước ngoài, không chỉ ở trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Trong ngành mì, UNIBEN- nhà sản xuất mì 3 Miền là một ví dụ.

thi truong mi goi viet va quyet dinh cua nguoi tieu dung
Sản phẩm “đậm đà hương vị Việt” và đảm bảo chất lượng đã giúp mì 3 Miền chiếm được niềm tin của người tiêu dùng (ảnh minh họa)

“Tựu chung lại, tiếng nói của người tiêu dùng luôn mang tính quyết định. Để thành công, các sản phẩm thực phẩm đóng gói nói chung và mì gói nói riêng cần phải đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng” - ông Hoàng nhận định. Để có được “khẩu vị” hợp với người tiêu dùng, dường như “3 Miền” đã rất kiên định trong việc phát triển sản phẩm theo hướng nghiên cứu hương vị của các món ăn truyền thống, tìm tòi, chắt lọc từng nét đặc trưng nhất của các món ngon từ khắp ba miền, để ứng dụng vào các sản phẩm của mình, tạo ra các món mì ngon thực sự khác biệt, “đậm đà hương vị Việt”.

Trân Nguyễn