|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Hàng trăm bộ thiết bị gian lận thi cử được rao bán 'rầm rộ' trên mạng xã hội Facebook, Zalo

09:24 | 09/08/2020
Chia sẻ
Tổng giá trị thiết bị gian lận thi cử bị các cơ quan chức năng thu giữ lên tới gần 300 triệu đồng. Theo điều tra, một số lượng lớn sản phẩm đã được tiêu thụ trót lọt trước đó.

Ngày 8/8, Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Cục quản lí thị trường TP Hà Nội tiến hành kiểm tra hành chính tại số nhà 10/1/16 ngõ 612 đường La Thành (phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội).

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện 151 bộ thiết bị các loại như: đồng hồ có chức năng nghe lén, ghi âm, sạc dự phòng quay lén, bút ghi âm, ghi hình, thiết bị định vị, camera gắn cúc áo, điện thoại nghe lén…với tổng giá trị hơn 247 triệu đồng.

Số hàng trên số hàng trên được Nguyễn Công Chốp (SN 1985, quê Nhật Tân, Kim Bảng, Hà Nam) nhập từ Lạng Sơn qua ứng dụng Shoppe.

Hàng trăm bộ thiết bị gian lận thi cử được rao bán 'rầm rộ' trên mạng xã hội Facebook, Zalo - Ảnh 1.

Thiết bị tai nghe từ xa chỉ nhỏ bằng hạt đỗ. Ảnh: VGP.

Thủ đoạn của người bán chủ yếu giao dịch qua Zalo, Facebook, hoặc kết nối với số điện thoại di động để mời chào mua bán camera wifi siêu nhỏ, tai nghe siêu nhỏ, thiết bị định vị.

Cụ thể, Chốp có đăng kí lập website: congnghe007.com có các tên miền là: tainghenhinmini.com; tainghesieunho.com để phục vụ bán camera và tai nghe ghi âm, ghi hình. 

Chốp đăng bán các sản phẩm trên website trên với danh nghĩa công ty Công nghệ 007, tuy nhiên trên thực tế là cá nhân của người này chứ không thành lập công ty.

Khi khách có nhu cầu, Chốp thuê người vận chuyển hàng tới địa điểm của khách. Việc quảng cáo mặt hàng trên, Chốp thực hiện thông qua các website tên và qua kênh YouTube, Facebook có tên "Tai nghe siêu nhỏ" của cá nhân Chốp.

Được biết, từ ngày 16/6/2020 đến nay, Chốp đã bán được 98 bộ điện thoại và tai nghe trị giá 122 triệu đồng; 66 bộ camera siêu nhỏ trị giá 75 triệu đồng; 62 bộ định vị siêu nhỏ giá trị 50 triệu đồng…

Tại thời điểm kiểm tra, Chốp không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa nêu trên. Ngoài số tang vật nêu trên, tổ công tác còn phát hiện 1 sổ ghi chép nội dung đang lưu trữ các giao dịch bán hàng.

Trong đó, thể hiện số điện thoại người mua có địa chỉ ở nhiều tỉnh thành như: Quảng Nam, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Dương, Nghệ An, Đà Nẵng…

Theo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, hành vi của các người bán trên có dấu hiệu vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đồng thời vi phạm qui định tại Điều 121 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Hiện, cơ quan chức năng đang tiền hành điều tra, làm rõ hành vi của nhóm đối tượng để xử lí theo quy định của pháp luật.

Thiên Trường

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.