Trong quý II vừa qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm 5,6% so với quý I song vẫn cao hơn 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Ấn Độ xem xét nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo có thể khiến giá mặt hàng này tiếp tục điều chỉnh giảm trong thời gian tới, tuy nhiên ngành gạo của Việt Nam dự kiến sẽ vẫn thuận lợi nhờ nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao.
Trong tháng 5, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,59 triệu tấn, tăng 16,5% so với tháng 5/2023. Bán hàng thép thành phẩm đạt 2,55 triệu tấn, tăng 10,7%. Lượng tiêu thụ cải thiện trong bối cảnh nhu cầu nội địa hồi phục là yếu tố hỗ trợ kết quả kinh doanh ngành thép quý II/2024.
Mặc đã giảm đáng kể từ mức đỉnh 180.000 đồng/kg đạt được hôm 11/6 nhưng giá tiêu vẫn đang ở vùng đỉnh của 8 năm qua. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo đà tăng của giá tiêu sẽ chậm lại trong thời gian tới.
Giá thịt heo thế giới tăng so với tháng trước nhờ nhu cầu tăng và nguồn cung thắt chặt kéo dài, chủ yếu ở Tây Âu. Nguồn cung heo vẫn có dấu hiệu giảm tại các quốc gia sản xuất lớn nhưng có thể tăng trưởng trở lại vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.
Tính đến giữa tháng 6, giá gạo 5% tấm của Việt Nam dao động ở mức 570-575 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng trước. Mức giá này thấp hơn 55 USD/tấn so với gạo Thái Lan và 10 USD/tấn so với Pakistan. Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2023.
4 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm của Việt Nam đạt 9,36 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023. Tiêu thụ đạt 9,35 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,95 triệu tấn, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong 4 tháng đầu năm, nguồn cung heo đang có dấu hiệu giảm tại Anh và EU vì nhu cầu có dấu hiệu suy yếu ở cả trong nước và thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc – nhà tiêu thụ hàng đầu thế giới. Giá heo cũng ghi nhận xu hướng tương tự.
Đà tăng của giá tiêu tiếp tục kéo dài sang tháng 5 và thiết lập các mức đỉnh mới do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới. Đặc biệt là hai nước quyết định nguồn cung trên toàn cầu là Brazil và Việt Nam đều bị giảm sản lượng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nguồn cung gạo toàn cầu sẽ chuyển từ thâm hụt sang thặng dư trong niên vụ 2024-2025. Trong khi đó, Ấn Độ đang xem xét dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu gạo do sản lượng dư thừa lớn và lượng mưa trên mức bình thường có thể hỗ trợ tích cực cho vụ mùa Kharif, vụ mùa lớn nhất của nước này.
Trong tháng 4, giá cà phê trong nước và thế giới đạt ngưỡng kỷ lục mới trong bối bối cảnh nguồn cung cạn kiệt. Do đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm cũng ở mức cao nhất từ trước đến nay, xét trong cùng giai đoạn các năm.
Sản lượng hồ tiêu tại Việt Nam và Brazil, hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới đều được dự báo sẽ sụt giảm trong năm nay. Điều này đã đẩy giá tiêu thế giới và thị trường nội địa Việt Nam tăng mạnh ngay trong quý đầu tiên của năm.
Trong quý I, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt kỷ lục gần 2,2 triệu tấn với trị giá thu về 1,4 tỷ USD. Tại trong nước, mặc dù có sự điều chỉnh giảm trong những tháng đầu năm nhưng giá lúa gạo vẫn đang cao hơn 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong quý I, nhiều kỷ lục mới liên tục được thiết lập. Giá cà phê lần đầu tiên chạm mốc 110.000 đồng/kg, xuất khẩu cà phê trong quý I cao nhất trong số các năm.
Tháng 2, ngành chăn nuôi heo toàn cầu ghi nhận khởi sắc khi chỉ số giá thịt toàn cầu tăng 1,8% so với tháng 1 lên 112,4 điểm, kết thúc chuỗi giảm 7 tháng liên tiếp, trong khi chỉ số giá FAO giảm nhẹ.
Giá tiêu đen tại các tỉnh Tây Nguyên đang dao động ở mức 93.500 – 95.500 đồng/kg, tăng 45 – 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Hồ tiêu và Cây Gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo chênh lệch cung - cầu có thể khiến giá tiêu tiếp tục tăng trong thời gian tới.
9 tháng đầu năm, các ngân hàng đã phân bổ hơn 1,8 triệu tỷ đồng vào khoản mục chứng khoán kinh doanh và đầu tư. Theo đó, BIDV tiếp tục là quán quân trong hệ thống với 267.227 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2023.