|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hai container thịt heo tại cơ sở làm giò chả nhiễm dịch tả châu Phi

14:34 | 19/08/2019
Chia sẻ
Cơ sở sản xuất giò chả trên không xuất trình được các loại giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ số thịt heo, gà nêu trên.
Hai container thịt heo tại cơ sở làm giò chả nhiễm dịch tả châu Phi - Ảnh 1.

Thịt heo dương tính với virus dịch tả heo châu Phi bị đem đi tiêu hủy. (Ảnh: Lê Xuân/TTXVN)

Ngày 19/8, ông Võ Văn Tỉnh, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai cho biết, sau khi phát hiện 2 thùng container chứa thịt heo và thịt gà không rõ nguồn gốc tại một hộ sản xuất giò chả ở huyện Trảng Bom, kết quả xét nghiệm cho thấy số thịt heo trên dương tính với virus tả heo châu Phi.

Trước đó, khoảng 12 giờ 30 phút ngày 12/8, Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai phối hợp cùng Trạm Thú y huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất giò chả tại ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom do ông Hoàng Đình Cảnh làm chủ.

Lực lượng chức năng đã phát hiện hàng chục tấn thịt heo, thịt gà đã qua giết mổ bốc mùi hôi thối chứa trong 2 thùng container loại 20feet.

Ngoài ra, cơ sở làm giò chả của ông Cảnh còn có thêm 2 tủ đông lạnh loại lớn chứa thịt heo, gà. Tổng số thịt heo, gà tại cơ sở này khoảng 50 tấn.

Cơ sở sản xuất giò chả trên không xuất trình được các loại giấy tờ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ số thịt heo, gà nêu trên.

Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đồng Nai Võ Văn Tỉnh cho biết, kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 4, Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số thịt heo tại cơ sở giò chả trên dương tính với virus tả heo châu Phi. Trong khi đó, thịt gà không đảm bảo yêu cầu về chỉ số vi sinh theo quy định.

Sau khi có kết quả xét nghiệm của cơ quan thú y, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai đã bàn giao số thịt nhiễm bệnh trên cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương tiêu hủy theo quy định.

Sỹ Tuyên

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.