|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nội sẽ hết dịch nếu một tuần nữa không có ca COVID-19 mới trong cộng đồng

22:07 | 09/09/2020
Chia sẻ
Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý cho biết nếu đến ngày 16/9, Hà Nội tiếp tục không có ca mắc mới trong cộng đồng thì thành phố sẽ hết dịch.

Từ ngày 19/8 đến nay, đã 22 ngày liên tiếp Hà Nội không có thêm ca nhiễm COVID-19 mới nào được phát hiện trong cộng đồng. 

Từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, tính đến 19h hôm nay, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 159 người nhiễm COVID-19, trong đó có 89 trường hợp (chiếm 56% tổng số) được phát hiện trong cộng đồng hoặc nhập cảnh nhưng không được cách li ngay, gây lây nhiễm cho cộng đồng; 70 trường hợp còn lại được cách li ngay khi nhập cảnh, không lây nhiễm cho cộng đồng.

Trong số 159 người nhiễm, có tới 152 người bệnh (chiếm 95,5%) đã được chữa khỏi và xuất viện. Hiện còn 7 bệnh nhân đang được điều trị là các bệnh nhân số 1043, 962, 969, 867, 790, 751 và 752. 

Đặc biệt, tuy là thành phố có số bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhiều thứ 2 trên cả nước (sau Đà Nẵng), Hà Nội chưa có bệnh nhân nào tử vong.

Toàn cảnh hai đợt dịch ở Hà Nội

Đợt dịch COVID-19 thứ nhất ở Thủ đô bắt đầu từ khi phát hiện bệnh nhân số 17 ở phố Trúc Bạch (đây cũng là trường hợp lây nhiễm cho cộng đồng đầu tiên ở Hà Nội) vào ngày 6/3, kéo dài tới ngày 15/4 (41 ngày).

Trong thời gian này, có tới 78 trường hợp là lây nhiễm trong cộng đồng hoặc nhập cảnh nhưng không được cách li ngay, gây lây nhiễm cho cộng đồng. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, tất cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở đợt dịch thứ nhất đều đã được chữa khỏi và xuất viện.

Hà Nội sẽ hết dịch nếu một tuần nữa không có ca nhiễm mới trong cộng đồng - Ảnh 1.

Số ca nhiễm mới ghi nhận thêm mỗi ngày ở Hà Nội từ 6/3 đến 15/4. (Đơn vị: ca).

Sau đó, kể từ 16/4 đến 28/7, là chuỗi 104 ngày liên tiếp Hà Nội không phát hiện thêm ca nhiễm trong cộng đồng.

Tuy nhiên, dịch bệnh đã trở lại khi thành phố ghi nhận một ca nhiễm trong cộng đồng vào ngày 29/7, là bệnh nhân 447 ở Nam Từ Liêm, đi du lịch ở Đà Nẵng về. Nếu thành phố hết dịch như hi vọng vào ngày 16/9 tới, thì đợt dịch thứ hai của Hà Nội sẽ chỉ kéo dài 21 ngày (từ 29/7 đến 18/8) chỉ bằng một nửa so với đợt một.

Trong đợt dịch thứ hai, Hà Nội đã ghi nhận 11 ca nhiễm trong cộng đồng và phải phong tỏa ít nhất 10 căn nhà và khu vực trên địa bàn, như ngõ 124 đường Nguyễn Hoàng Tôn (phong tỏa từ ngày 18/8), số nhà 6, ngõ 91 Nguyễn Văn Trỗi (phong toả từ 16/8), ngõ 147 Trương Định (phong toả từ 16/8)...

Những khu vực này hầu hết đều đã trải qua 14 ngày phong tỏa và không ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19 mới.

Hà Nội sẽ hết dịch nếu một tuần nữa không có ca nhiễm mới trong cộng đồng - Ảnh 2.

Ngõ 147 Trương Định đã được gỡ phong toả. (Ảnh: Như Ý).

Các ca nhiễm trong cộng đồng đã ảnh hưởng tới nhiều quận huyện của Thủ đô như quận Tây Hồ (2 ca), quận Hai Bà Trưng (1 ca), quận Bắc Từ Liêm (2 ca), quận thanh Xuân (1 ca), quận Nam Từ Liêm (1 ca), huyện Hoài Đức (1 ca), huyện Phúc Thọ (1 ca), và một trường hợp quê Hải Dương có về nhà con gái tại huyện Thanh Trì khi mắc bệnh.

Hà Nội sẽ hết dịch nếu một tuần nữa không có ca nhiễm mới trong cộng đồng - Ảnh 3.

Số ca nhiễm mới ghi nhận thêm mỗi ngày ở Hà Nội từ 29/7 đến 18/8. (Đơn vị: ca).

Như vậy, số ca nhiễm trong cộng đồng ở đợt dịch này chỉ bằng một phần bảy so với đợt một. Bên cạnh đó, trong đợt một, trung bình cứ 12 giờ lại có thêm một ca nhiễm trong cộng đồng, ở đợt hai phải mất trung bình hai ngày mới có thêm một ca nhiễm trong cộng đồng.

Không tính các bệnh nhân được cách li ngay khi nhập cảnh, ở đợt dịch thứ nhất, số bệnh nhân nữ cao gấp 2,25 lần so với số bệnh nhân nam, tuy nhiên ở đợt dịch thứ hai số bệnh nhân nam lại áp đảo và gấp khoảng 2,6 lần số bệnh nhân nữ.


Đợt 1Đợt 2
Nam 248
Nữ543
Tổng7811

Tỉ lệ giới tính các bệnh nhân trong cộng đồng ở Hà Nội trong hai đợt dịch.

Ở cả hai đợt dịch, các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở cộng đồng phần lớn tập trung ở độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi. Riêng ở đợt một có một bệnh nhân trên 80 tuổi và 3 bệnh nhân ở nhóm từ 10 đến 19 tuổi.

Hà Nội sẽ hết dịch nếu một tuần nữa không có ca nhiễm mới trong cộng đồng - Ảnh 6.

Độ tuổi các ca nhiễm COVID-19 ở cộng đồng ở Hà Nội trong đợt dịch lần thứ nhất.

Hà Nội sẽ hết dịch nếu một tuần nữa không có ca nhiễm mới trong cộng đồng - Ảnh 7.

Độ tuổi các ca nhiễm COVID-19 ở cộng đồng ở Hà Nội trong đợt dịch lần thứ hai.

Bên cạnh đó, không để tình trạng lây nhiễm trong các cơ sở y tế như đợt trước, thành phố đã chú trọng trong việc kiểm tra công tác phòng dịch ở các cơ sở này.

Theo Sở Y tế Hà Nội, hiện đã có 78/81 bệnh viện đạt mức an toàn (chiếm 96%). Chỉ còn 1 bệnh viện an toàn ở mức thấp là Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 và Sở Y tế đã yêu cầu bệnh viện này phải khắc phục. Còn 2 cơ sở y tế không đảm bảo an toàn vẫn phải dừng hoạt động là Bệnh viện mắt Hightech và Bệnh viện Mắt Sài Gòn.

Hà Nội đang thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch

Chiều 8/9, tại phiên họp trực tuyến thứ 62 với các quận huyện để tiếp tục triển khai các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý khẳng định: 

"Hà Nội đang thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Thường trực Thành ủy ghi nhận và biểu dương các đơn vị, quận huyện đã quyết liệt thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

Các quán bar, karaoke tiếp tục dừng hoạt động cho đến ngày 16/9. (Ảnh: Như Ngọc).

Thành phố sẽ tiếp tục dừng các hoạt động bar, karaoke đến lúc thành phố hết dịch và đến ngày 16/9, thành phố sẽ xem xét trên tình hình thực tế".

Như Ngọc

Nghiên cứu giảm thuế phí năm 2025, kéo dài thời gian giảm 2% VAT đến tháng 6/2025
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm tổng kết, đánh giá, đề xuất ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất trong năm 2025, nhất là việc tiếp tục gia hạn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025.