Hà Nội kiến nghị chuyển mục đích sử dụng 360 ha đất quốc phòng thuộc đô thị Hòa Lạc
Đồ án đô thị Hòa Lạc được thông qua: Kích cầu liệu có bùng nổ? | |
Ông lớn nào đang có dự án chiếm đất 'khủng' nhất tại Khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc? | |
Hà Nội thông qua xây dựng đô thị vệ tinh Hoà Lạc |
Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 rộng khoảng 17.274 ha
Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây về việc Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000, khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 17.274 ha.
Ranh giới quy hoạch được xác định phía Bắc giáp trục Hồ Tây – Ba Vì; phía Đông là sông Tích; phía Tây và Nam giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình. Thời hạn lập quy hoạch giai đoạn ngắn hạn đến năm 2025; giai đoạn dài hạn đến năm 2030 và những năm tiếp theo, tầm nhìn dài hạn tới năm 2050.
Quy mô nghiên cứu Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 khoảng 17.274 ha. |
Đây sẽ là đô thị khoa học công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là đô thị sinh thái – nghỉ dưỡng, đô thị khoa học – công nghệ…
Dự báo đến năm 2025, dân số đô thị Hòa Lạc khoảng 150.000 người. Trong đó, dân số nội thị khoảng 97.000 người, dân số ngoại thị khoảng 53.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 64%. Đến năm 2030 và những năm tiếp theo, dân số đô thị Hòa Lạc (tối đa) khoảng 600.000 người. Trong đó, dân số nội thị khoảng 510.000 người, dân số ngoại thị khoảng 90.000 người, tỷ lệ dân số đô thị khoảng 85%.
Theo quy hoạch, vùng nội thị khoảng 7.450,08 ha, chiếm 43,1% tổng diện tích, chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 88,7 m2/người, trong đó đất đơn vị ở có chỉ tiêu 37,5 m2/người). Vùng vành đai khoảng 9.823,92 ha, chiếm 56,9%, trong đó đất đơn vị ở mới có 131,23 ha; đất du lịch, nghỉ dưỡng 421,46 ha…
Mô hình không gian của đô thị Hòa Lạc được phân thành hai vùng đặc trưng nói trên. Trong đó, Vùng lõi đô thị (nội thị) bao gồm Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu Đại học quốc gia Hà Nội và Khu đô thị mới, được phân chia và xác định bởi tuyến đường Đại lộ Thăng Long, tuyến cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình, Quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh.
Vùng vành đai xanh bao quanh đô thị (ngoại thị) là vùng bao quanh vùng nội thị, được phân định theo các tuyến đường vành đai của đô thị (đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường tránh, đường vanh đai đô thị) và các chức năng sử dụng đất đặc thù (vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, đất quân sự). Bao gồm khu vực nông nghiệp phía Tây sông Tích, khu sinh thái rừng núi Viên Nam, khu vực đệm xanh sân bay Hòa Lạc gắn với hồ Đồng Mô và rừng quốc gia Ba Vì. Khu vực này sẽ xây dựng theo mô hình nông thôn mới, kiểm soát các dự án theo hướng du lịch sinh thái, dã ngoại, hạn chế phát triển nhà ở; còn sân bay Hòa Lạc trong tương lai sẽ được xem xét phục vụ thêm nhu cầu dân sự…
Đô thị Hòa Lạc được phân thành 7 khu vực chức năng chính: (1) khu vực Đại học quốc gia Hà Nội; (2) khu vực Khu công nghệ cao; (3) khu vực Đô thị sinh thái; (4) khu vực Đô thị Phú Cát – Hòa Thạch; (5) khu vực sân bay; (6) khu vực Nông nghiệp và (7) khu vực Viên Nam.
Hà Nội kiến nghị chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng tại ngã tư Hòa Lạc, khu Thạch Hòa và Phú Mãn
Tại tờ trình này, UBND TP Hà Nội kiến nghị thay đổi thời hạn thực hiện quy hoạch. Cụ thể, theo Luật quy hoạch đô thị, thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã từ 20 – 25 năm. Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc được Thủ tướng phê duyệt từ tháng 4/2015, Đồ án được triển khai đến năm 2016. Sau khi đồ án được Thủ tướng duyệt, bước tiếp theo sẽ triển khai tiếp quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.
Như vậy tới năm 2030 chưa đủ thời gian để hình thành đô thị vệ tinh có quy mô lớn như đô thị Hòa Lạc. Đồng thời, để xác định quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị với các yêu cầu phát triển của giai đoạn 10 năm, 20 – 25 năm là chưa phù hợp.
Vì vậy, Đồ án đề xuất giai đoạn phát triển đợt đầu đến năm 2025 (theo lộ trình giai đoạn 10 năm), giai đoạn dài hạn là đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Thành phố Hà Nội còn kiến nghị xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở 3 khu vực đất do Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng. Đầu tiên là khu vực ngã tư Hòa Lạc (giao cắt giữa Đại lộ Thăng Long và quốc lộ 21). Toàn bộ khu vực là trường bắn của Bộ tư lệnh pháo binh, có diện tích khoảng 380 ha, đang trong quá trình chuyển đổi để xây dựng theo Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật (HTKT) khu đất quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Theo định hướng Quy hoạch chung 1259, khu vực này được xác định là đất công cộng hỗn hợp. Hiện một số hạng mục đang được xây dựng, một số khác chưa được triển khai. Thành phố Hà Nội nhận định, với lợi thế về vị trí và các điều kiện hạ tầng sẵn có, khu vực này nên ưu tiên cho các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của đô thị Hòa Lạc trong tương lai và đề xuất quy mô dự kiến chuyển đổi khoảng 190 ha.
Thứ hai là khu vực Thạch Hòa (phía Nam sân bay Hòa Lạc, giáp tỉnh lộ 84 hiện có). Ban đầu, tại đây dự kiến bố trí trung tâm bán buôn cấp vùng (khoảng 50 ha) và depot của tuyến đường sắt đô thị số 5, tuyến đường sắt nội vùng Hà Nội – Hòa Bình. Hiện trạng đây là căn cứ hậu cần, thao trường, trung tâm huấn luyện… của các đơn vị quân đội. Diện tích dự kiến chuyển đổi khoảng 115 ha.
Thứ ba là khu vực Phú Mãn (phía Tây quốc lộ 21), hiện là doanh trại của trung đoàn 102, sư đoàn 308, quân đoàn 1. Dự kiến theo Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc là khu vực phát triển đô thị với các chức năng chính phục vụ mục đích công cộng như trung tâm thể dục thể thao, trung tâm thi đấu thể thao, không gian xanh, quảng trường… Diện tích chuyển đổi dự kiến khoảng 55 ha với vị trí thay thế được đề xuất là tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, giáp quốc lộ 21 và trường bắn Hòa Thạch của Bộ tư lệnh Thủ đô.
Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn kiến nghị cụ thể hóa 15 điểm trong Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc so với Quy hoạch chung 1259; bố trí phân tán đất trung tâm y tế cấp vùng…
Xem thêm |