|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giữa lúc thị trường điều chỉnh sâu, một cổ phiếu tăng trần 7 phiên liên tiếp

20:41 | 26/08/2021
Chia sẻ
Cùng với nhịp tăng của ngành dược, cổ phiếu SPM của Công ty cổ phần SPM đã tăng 75% từ mức giá 13.200 đồng tại thời điểm đầu tháng 8, thường xuyên trong tình trạng cung không đủ cầu.

Từ giữa tháng 8, thị trường chứng khoán liên tục biến động mạnh. Đặc biệt nhịp điều chỉnh sâu trong phiên 20/8 và 23/8 khiến VN-Index mất đi gần 76 điểm. 

Bất chấp diễn biến chung trên thị trường, cổ phiếu SPM của CTCP SPM đã trải qua 9 phiên tăng điểm liên tục trong đó có 7 phiên tăng trần. 

Quan sát trên thị trường, đà tăng của cổ phiếu VMD đã bắt đầu kể từ đầu tháng 8. Giá giao dịch cổ phiếu SPM đã tăng 75% từ mức 13.200 đồng/cp lên vùng giá 23.100 đồng/cp. Đáng chú ý, mã này liên tục tăng kịch trần trong 7 phiên gần đây. 

Song song với đà tăng phi mã, cổ phiếu này thường xuyên trong tình trạng 'trắng bên bán' khi khối lượng đặt mua thường xuyên vượt quá số lượng bán. Khối lượng khớp lệnh bình quân trong tháng 8 chỉ ở mức 10.747 đơn vị.

Ghi nhận trong phiên 25/8, nhiều cổ phiếu khác trong ngành dược cũng tăng giá mạnh như VMD, AGR, TRA.

Giữa nhịp điều chỉnh của VN-Index, cổ phiếu dược tăng 75% kể từ đầu tháng 8 - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu SPM tăng mạnh kể từ đầu tháng 8. (Nguồn: TradingView).

Theo tìm hiểu, CTCP SPM chính thức giao dịch tại HOSE từ ngày 21/5/2010, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 72.000 đồng/cp. Tuy vậy đến năm 2016, cổ phiếu SPM chỉ được giao dịch quanh mức 14.000 - 15.000 đồng/cp.

Tìm hiểu về doanh nghiệp, công ty có tiền thân là Công ty Dược phẩm Đô Thành được thành lập năm 1988. Đến năm 2007, SPM chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức công ty cổ phần. 

Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại dược phẩm, trong đó chủ đạo là nhóm sản phẩm vitamin và khoáng chất. Nhóm này chiếm 21,3% (năm 2008) và 21,8% (năm 2009) thị phần trong nước.

Giữa nhịp điều chỉnh của VN-Index, cổ phiếu dược tăng 75% kể từ đầu tháng 8 - Ảnh 2.

Sản phẩm của SPM. (Nguồn: SPM).

Về kết quả kinh doanh của SPM sau nửa đầu năm 2021, doanh thu thuần tăng gần 27% lên mức 354,2 tỷ đồng, riêng lãi ròng tăng mạnh 185% so với cùng kỳ năm trước, đạt 8,74 tỷ đồng. 

SPM báo cáo nguyên nhân tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đột biến là do doanh nghiệp đã dự phòng nguyên vật liệu, thành phẩm từ cuối năm trước để kịp cung ứng cho thị trường, tránh việc khan hiếm nguyên liệu trong chuỗi cung ứng.

Đồng thời, công ty cũng tạm dừng các hoạt đồng marketing, nghiên cứu thị trường do ảnh hưởng dịch bệnh, dẫn tới chi phí quản lý và chi phí bán hàng giảm lần lượt 46% và 38%. Tuy vậy, việc này có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong tương lai. 

Năm 2021, SPM đặt kế hoạch doanh thu thuần 550 tỷ đồng, giảm gần 10% so với thực hiện năm trước. Ngược lại, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đề ra là 12 tỷ đồng, tăng 46%. Như vậy sau 6 tháng, SPM đã thực hiện hơn 64% kế hoạch doanh thu và gần 73% kế hoạch lãi ròng cho cả năm.

Thảo Bùi

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.