|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Giới khởi nghiệp Việt nên rũ bỏ tư duy bắt chước nước ngoài'

14:58 | 09/11/2017
Chia sẻ
Lương thấp và chi phí dịch vụ Internet thấp khiến Việt Nam trở thành nơi phù hợp để xây dựng doanh nghiệp nhỏ. Có thể đó là môi trường lý tưởng cho những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Việt Nam không thờ ơ trước xu hướng khởi nghiệp của thế kỷ 21. Nhưng trong giai đoạn đầu của xu hướng, người Việt dành nhiều thời gian và sinh lực để nói về công nghệ và triển vọng của nó.

Giờ đây, Việt Nam hy vọng tiến tới giai đoạn tiếp theo – khuyến khích giới doanh nhân thực hiện những mục tiêu kinh tế của họ. Các nhà lãnh đạo giới khởi nghiệp hy vọng kiếm lợi nhuận, mở rộng ra thị trường quốc tế hay sáp nhập công ty họ với những doanh nghiệp khác, VOA nhận định.

Tỷ lệ người dân biết chữ ở Việt Nam đạt mức cao. Nhìn chung, người dân Việt Nam có khả năng về toán học. Hai yếu tố ấy đều là công cụ quan trọng để xây dựng một nền kinh tế công nghệ. Việt Nam cũng có thị trường tiêu dùng lớn, tương tự như Thái Lan và Philippines. Và Việt Nam có tiềm năng đạt mức tăng trưởng cao, giống như Lào và Campuchia.

gioi khoi nghiep viet nen ru bo tu duy bat chuoc nuoc ngoai
Nhân viên của ứng dụng giao thực phẩm Lozi làm việc trong văn phòng. Ảnh: Reuters

Lương thấp và chi phí dịch vụ Internet thấp khiến Việt Nam trở thành nơi phù hợp để xây dựng doanh nghiệp nhỏ. Có thể đó là môi trường lý tưởng cho những công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.

Nhưng Việt Nam cần hành động.

“Người Việt Nam thường sao chép”, Lâm Trần, người lãnh đạo công ty khởi nghiệp WisePass, bình luận. Lâm nói người Việt Nam cần từ bỏ việc sao chép mô hìn kinh doanh của nước ngoài và tái tạo nó trong thị trường Việt Nam.

WisePass là một ứng dụng kết nối người sử dụng với các nhà hàng và quán bar để sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Nó bắt đầu kinh doanh ở TP Hồ Chí Minh và Lâm Trần muốn mở rộng nó tới 6 nước khác.

Các chuyên gia kinh doanh công nghệ nhận định rằng, tận dụng mối quan hệ tốt với những nước láng giềng là một kế hoạch sáng suốt. Người Việt đã tạo nên những cộng đồng lớn ở những nước khác. Những cộng đồng ấy có thể giúp kết nối các nước Đông Nam Á với các nhà đầu tư, cố vấn và phát triển ở những nước đó.

Hơn nữa, sự hỗ trợ giới khởi nghiệp công nghệ ở Việt Nam đang trở nên hoàn thiện hơn theo thời gian.

Quỹ Tăng tốc Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam (VIISA) là một ví dụ. Trong 2 năm qua, quỹ đã đầu tư vào 11 start-up. Những công ty mới có đối tác hoạt động ở nhiều nước như Ukraina, Hàn Quốc, Pháp.

Sangyeop Kang là một nhà quản lý của Quỹ Đầu tư Hanwha, đối tác của VIISA. Ông nói ông cảm thấy hài lòng với tầm vươn xa quốc tế của VIISA trong năm nay.

“Những đối tác nước ngoài có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ở Việt Nam, đồng thời giúp các công ty Việt Nam có tầm nhìn toàn cầu”, Kang bình luận. Ông nói thêm rằng đây là động lực mạnh để tiến lên đối với các start-up công nghệ Việt.

Chính phủ Việt Nam ủng hộ sự phát triển của start-up công nghệ. Hôm 1/1, một luật mới dành cho giới khởi nghiệp – mang tên Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ bắt đầu có hiệu lực. Luật tạo hành lang pháp lý để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ thuê không gian làm việc, thiết bị và đào tạo. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được vay vốn với lãi suất thấp.

Để vượt qua mô hình sao chép nước ngoài, những doanh nghiệp mới phải suy nghĩ để sản phẩm, dịch vụ của họ thu hút người Việt. Chẳng hạn, công ty Bút Chì Màu sản xuất những game hướng vào khao khát học tập lớn ở Việt Nam. Một công ty khác, Market Oi, sử dụng những người hành nghề xe ôm để giao thực phẩm cho khách hàng.

Germain Blanchet, người sáng lập Market Oi, nói rằng câu hỏi mà mọi start-up phải quan tâm là: Doanh nghiệp phải làm gì để khác biệt đối thủ? Câu trả lời, theo anh, là doanh nghiệp phải trở nên linh hoạt.

Chí Phong/VOA