|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giảm tiêu thụ than - Vấn đề cần thiết tại Trung Quốc

07:41 | 10/07/2020
Chia sẻ
Tháng 5/2020, lượng khí thải CO2 cùa Trung Quốc đã tăng khoảng 4-5% so với cùng kì năm trước do các lệnh phong tỏa dẫn được dỡ bỏ.

Số nhà máy nhiệt điện than và lượng khí thải CO2 sau dịch COVID-19 đang tăng nhanh.

Theo tờ Financial Times, tỉ trọng các loại năng lượng được sử dụng đang chuyển biến theo chiều hướng xấu, dấy lên hồi chuông báo động cho các nhà môi trường học. 

Tháng 5/2020, lượng khí thải CO2 đã tăng khoảng 4-5% so với cùng kì năm trước do các lệnh phong tỏa dẫn được dỡ bỏ. 

Đề xuất xây dựng các nhà máy với lượng tiêu thụ khoảng 40 gigawatts năng lượng than trong 6 tháng đầu năm nay có thể sẽ được chấn thuận. 

Lượng tiêu thụ đó nhiều hơn cả năm 2018 và 2019 cộng lại, và tương đương với toàn bộ số hạm đội của nước Đức, theo Giám sát Năng lượng Toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch.

Đề xuất xây dựng các nhà máy than được chấp thuận do các nhà máy năng lượng sẽ giúp các địa phương tăng thu thuế và tăng tiêu dùng than.

Khi tình hình căng thẳng của dịch COVID-19 được xoa dịu tại Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm tỉnh Thiểm Tây, một địa phương sản xuất than tại phía tây bắc đất nước, đang trong kế hoạch xây dựng các nhà máy với lượng tiêu thụ hơn 13 gigawatts. 

Chủ tịch cho biết: “Từ nay trở đi, các công nhân tại Thiểm Tây phải rút ra được bài học. Chúng ta không được mắc lại những sai lầm, mọi người hãy là những người bảo vệ hệ sinh thái tại Tần Lĩnh.”

Chủ tịch Tập Cận Bình đang nhắc đến sự việc đã khiến tài nguyên thiên nhiên tại Tần Lĩnh bị tàn phá nặng nề vào năm 2014. Các chuyên gia cho rằng bài phát biểu này báo hiệu cho một cuộc cải tổ sau đại dịch, hướng đến mục tiêu bảo vệ một trường và một “nền văn minh sinh thái”.

Tháng 2, Cơ quan Quản lí Năng lượng Quốc gia đã nới lỏng các hạn chế về sử dụng năng lượng than cho nhiều vùng trên cả nước, bật đèn xanh cho các địa phương này xây dựng nhà máy than từ năm 2021 đến năm 2023.

Sau đó, giữa tháng 6, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia đã đưa ra động thái hoàn toàn trái ngược khi thông báo không cho phép tiêu thụ than quá mức.

Tiêu thụ than mạnh không chỉ gây thiệt hại về môi trường mà còn đi ngược lại với những lợi ích kinh tế quốc gia. 

Năm 2019, Hội đồng Năng lượng Trung Quốc nhận thấy có gần một nửa số nhà máy nhiệt điện than thua lỗ trong năm 2018. 

Theo nhà hoạch định của Carbon Tracker, 70% số nhà máy than đang hoạt động có chi phí vận hành lớn hơn chi phí xây dựng các nhà máy năng lượng gió hay năng lượng mặt trời mới.

Năm 2020 là năm mấu chốt. Các nhà hoạch định chính sách của chính phủ đang phân vân giữa các mục tiêu kinh tế, năng lượng và khí hậu, kết quả sẽ được công bố vào tháng 3 năm sau. 

Kế hoạch của chính phủ có thể sẽ hạn chế lượng khí thải cacbon lần đầu tiên trong lịch sử, nhưng sẽ nới lỏng lượng tiêu thụ nhiệt điện than.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã công bố nhiều chính sách chống biến đổi khí hậu. Họ cũng đang là nhà đầu tư năng lượng sạch lớn nhất thế giới. 

Mục tiêu của Trung Quốc là tái cấu trúc nền kinh tế nội địa theo hướng giảm tiêu thụ năng lượng, điều chỉnh các ngành gây ô nhiễm sang thành các ngành sáng tạo và dịch vụ; gia tăng chuỗi giá trị qua các chính sách công nghiệp của nhà nước; trở thành nhà cung cấp công nghệ ít cacbon dẫn đầu thế giới.

Trung Quốc cũng sẽ hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong năm 2021, năm đánh dấu 100 năm ngày thành lập Đảng. 

Chiến tranh thương mại với Mỹ và nỗ lực cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị cũng đã có những tác động nhất định. 

Một số nhà hoạch định chính sách cho rằng than là tài nguyên quốc gia, quan trọng trọng việc củng cố an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

Tất cả chúng ta đều đang trong tình thế hiểm nguy, Diễn đàn Biến đổi Khí hậu Liên Chính Phủ đã cảnh bảo rằng đề giữ tốc độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC, cần giảm khí thải CO2 từ trước năm 2030. 

Hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 tại Glasgow, Scotland vào tháng 11/2021 là cơ hội cho các quốc gia tăng cường cam kết giảm khí thải. 

Tuy nhiên, do quy mô lớn của nền kinh tế Trung Quốc, tham vọng của hội nghị COP sẽ là bất khả thi nếu không có được sự đồng thuận của Bắc Kinh.

Hơn bao giờ hết, các quốc gia có một cơ hội để bảo vệ môi trường, khuyến khích các ngành công nghiệp sáng tạo, đổi mới và phục hồi kinh tế một cách ”xanh” hơn. 

Thông điệp của ông Tập Cận Bình về việc tránh đi vào vết xe đổ là rất có lợi cho một quốc gia đang chịu nhiều ảnh hưởng và điều tiếng từ dịch COVID-19. Để làm được điều đó, Trung Quốc cần giảm khí thải.

H.Mĩ