Vietcombank, TPBank, Bac A Bank,... đồng loạt hạ lãi suất cho vay hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, mức giảm cao nhất lên tới 2,2%/năm tuỳ theo mức giảm sút doanh thu của doanh nghiệp.
Agribank, Sacombank và ACB là ba ngân hàng tiên phong điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh. Mức giảm dao động từ 0,5 đến 1 điểm % tuỳ thuộc vào khoản vay và kỳ hạn.
Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này thể hiện quyết tâm của các tổ chức trong việc ổn định và giảm lãi hỗ trợ doanh nghiệp nhưng có thể tác động tới tính chủ động, tính thị trường của các ngân hàng.
Theo ý kiến từ các tổ chức tín dụng, việc hỗ trợ khách hàng là cần thiết nhưng không nên cào bằng. Giảm lãi suất đồng nghĩa với việc phải giảm lợi nhuận nên các ngân hàng kỳ vọng sớm được nới room tín dụng để có dư địa hỗ trợ tốt hơn.
Nhằm khắc phục những khó khăn của COVID-19, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, có nhiều lý do khiến lãi suất ngân hàng tại Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực và Ngân hàng Nhà nước cần hết sức cân nhắc trong việc có nên giảm lãi suất khi áp lực lạm phát trong năm 2021 là khá cao.
Theo quyết định mới, lãi suất các NHTM áp dụng trong năm 2021 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 4,8%, khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán là 4,8%/năm, khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là 4,3%/năm. Các mức lãi suất này đều giảm 0,2 điểm % so với năm trước.
Ngân hàng trung ương Philippines và Indonesia đã quyết định giảm 0,25 điểm % lãi suất cơ bản nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Vietcombank giảm 1,0%/năm lãi suất cho vay cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của doanh nghiệp và người dân tại địa bàn các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Đồng hành cùng khách hàng, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thêm lựa chọn tài chính khả thi, tái cơ cấu sản xuất và kinh doanh an toàn từ nay đến cuối năm 2020, HDBank tiếp tục giảm lãi suất vay Gói Swift SME 5.000 tỉ đồng, còn chỉ từ 6,2%/năm.
Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn đạt mức thấp so với cùng kì năm ngoái, nhiều ngân hàng thời gian gần đây liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thông qua các gói tín dụng ưu đãi.
9 tháng đầu năm, trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, tăng trưởng tín dụng toàn ngành duy trì ở mức thấp, 25% tổng dư nợ bị ảnh hưởng. Điểm sáng duy nhất là giá trị giao dịch thanh toán điện tử qua các kênh như điện thoại di động tăng vọt.
Theo Thống đốc NHNN, để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế vượt dịch COVID-19, NHNN sẽ xem xét giảm tiếp các loại lãi suất điều hành và điều chỉnh tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng cao hơn so với kế hoạch từ đầu năm.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với các khoản nợ chưa chuyển nợ quá hạn mà khách hàng được đánh giá không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng đã kí do chịu ảnh hưởng bởi dịch covid – 19.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 được NHNN xem là một nhiệm vụ trọng tâm. Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT) hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các giải pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh tài chính.