Lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm so với đầu năm, tuy nhiên vẫn có độ trễ nhất định. Đồng thời, lãi vay của các doanh nghiệp có sự phân hóa, một số công ty được hưởng lãi suất dưới 10%, còn số khác lại phải chịu lãi tới 12-17%.
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay thiết thực, đúng đối tượng. Đồng thời tiếp tục rà soát các gói tín dụng 40.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng.
Thống đốc NHNN yêu cầu các ngân hàng chủ động triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02, nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định.
NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục xác định việc triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31 của Chính phủ là nhiệm vụ trọng tâm, cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết các ngân hàng thống nhất trong thời gian tới sẽ giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay trong đó giảm lãi suất cho vay bất động sản.
Theo các chuyên gia của Mirae Asset, cho vay cá nhân và cho vay doanh nghiệp sẽ là động lực cho tăng trưởng tín dụng, trong đó cho vay mua nhà tiếp tục là động lực tăng trưởng mảng bán lẻ. Ngoài ra tiền gửi được kỳ vọng phục hồi từ động lực lãi suất hấp dẫn.
Trước khó khăn chồng chất bởi dịch COVID-19, đặc biệt là dòng tiền cạn kiệt, cộng đồng doanh nghiệp tha thiết mong muốn Chính phủ sớm có hỗ trợ lãi suất trực tiếp (4%/năm) và nới điều kiện vay.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 1990/QĐ-TTg ngày 26/11/2021 về việc giảm lãi suất cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo Tổng thư ký VNBA, muốn các ngân hàng có thể hỗ trợ tiếp doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp khó khăn, dưới chuẩn, cần phải có cơ chế và chính sách ở mức cao hơn, có thể phải đề xuất lên Chính phủ và Quốc hội vì vấn đề liên quan đến luật.