Giá xăng tăng 620 đồng/lít, dầu giảm gần 1.000 đồng/lít
Chiều 13/2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu |
Thay đổi |
Giá không cao hơn |
Xăng E5RON92 |
+ 540 đồng/lít |
22.869 đồng/lít |
Xăng RON95-III |
+ 620 đồng/lít |
23.767 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S |
- 962 đồng/lít |
21.562 đồng/lít |
Dầu hỏa |
- 982 đồng/lít |
21.594 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S |
- 298 đồng/kg |
13.636 đồng/kg |
Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 13/2/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 5 đợt điều chỉnh, trong đó có ba đợt tăng, một đợt giảm và một lần giữ nguyên.
Ở kỳ điều hành lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng như sau:
TRÍCH LẬP QUỸ BOG |
||
Xăng/dầu |
Kỳ trước (30/1) |
Kỳ này (13/2) |
Dầu diesel 0.05S |
200 đồng/lít |
600 đồng/lít |
Dầu hỏa |
200 đồng/lít |
200 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S |
200 đồng/kg |
200 đồng/kg |
Đầu tháng 2, khoảng 9.000 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở các địa phương vừa có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu bảo đảm chuỗi cung ứng xăng dầu ổn định, hài hoà và công bằng lợi ích giữa các bên.
Văn bản kiến nghị nêu rõ thời gian qua, dù phải chịu mức chiết khấu 0 đồng, nhà cung cấp tự kê phí vận chuyển lên quá cao so với phí vận chuyển thực tế nên các doanh nghiệp bán lẻ đang chịu lỗ nặng nhưng vẫn buộc phải duy trì kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp bán lẻ cho biết hiện họ chỉ được lấy hàng một nơi nên sau khi ký hợp đồng sẽ bị chèn ép về mức chiết khấu.
“Kể cả sau 1, 2 năm đổi nhà phân phối khác thì vẫn bị chèn ép chiết khấu bởi nhà phân phối biết rằng nếu doanh nghiệp bán lẻ không lấy hàng thì cũng không thể lấy của nhà phân phối khác. Doanh nghiệp bán lẻ ở trong thế kẹt, mọi sự cạnh tranh bị triệt tiêu", văn bản nêu.
Do đó, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị ghi nhận chiết khấu vào công thức tính giá cơ sở như là một khoản chi phí lưu thông ở khâu bán lẻ một cách hợp lý, đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề chiết khấu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2014 điều chỉnh quy định theo hướng, nếu Nhà nước không can thiệp vào giá, để cung cầu thị trường quyết định giá thì sẽ không quy định mức chiết khấu bán lẻ tối thiểu.
Còn trường hợp Nhà nước tiếp tục can thiệp vào giá bán lẻ thì cần đồng thời điều hành chiết khấu tối thiểu (hoặc giá bán buôn tối đa) để bảo đảm đồng bộ cơ chế quản lý.