|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu tuần tới: Căng thẳng thị trường khiến giá dầu chạm đáy

22:08 | 07/07/2019
Chia sẻ
Có lẽ 2019 là năm biến động nhất với ngành dầu mỏ khi OPEC quyết định giảm sản lượng dầu nhiều hơn và căng thẳng xoay quanh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến thị trường dầu lao đao trong tuần qua.
shutterstock_oil_barrels_Jan10

Ảnh: albawaba.com

Sau hai phiên giao dịch ảm đạm, giá dầu đã tăng trở lại vào thứ Sáu (5/7) khi thị trường Mỹ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Độc lập. 

Tuy nhiên cả dầu thô WTI và dầu Brent vẫn ghi nhận một tuần giảm giá do mối lo nhu cầu suy yếu kéo dài bất chấp những cam kết thắt chặt nguồn cung của OPEC kéo dài đến tháng 3/2020.

Giá dầu cũng giảm trong tuần qua vì lo ngại cuộc đàm phán thương mại Mỹ -  Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản có thể đi đến những quyết định với tác động tiêu cực lên thị trường.

Giá dầu WTI giảm 1,6% trong tuần, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 3 tuần.

Giá dầu phục hồi trong ngày 5/6 khi báo cáo việc làm của Mỹ trong tháng 6 được nhiều chuyên gia phân tích tin rằng sẽ hạn chế khả năng giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào cuối tháng này. 

Mỹ đã tạo ra thêm 224.000 việc làm trong tháng 6 so với mức dự báo là 160.000.

Bên cạnh tín hiệu tích cực trong tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga và Arab Saudi, các nhà lãnh đạo đứng sau hiệp ước OPEC +,  sẽ tiếp tục nỗ lực để giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày.

Theo khảo sát của Reuters, sản lượng dầu của OPEC đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào tháng 6 với nguồn cung từ Arab Saudi không thể bù lại sự sụt giảm ở Iran và Venezuela do lệnh trừng phạt của Mỹ và những đợt ngừng hoạt động khác.

Tuy nhiên, khối lượng dầu dự trữ của OECD cao gấp 10 lần so với giai đoạn 2010 - 2014. Điều này đặt ra câu hỏi về việc liệu 9 tháng giảm sản lượng của OPEC có đủ để tái cân bằng thị trường hay không.

Nguyên nhân là khối lượng dầu trong kho sụt giảm ít hơn so với dự kiến trong tuần trước làm tăng thêm lo ngại nhu cầu có thể đang giảm dần ngay cả trong mùa cao điểm của Mỹ.

Ngày 5/7, truyền thông thành phố Bắc Kinh cho biết Trung Quốc sẽ không mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ nếu Mỹ một lần nữa "trở mặt" đối với các đàm phán thương mại song phương do hai nhà lãnh đạo Trump - Tập đặt ra.

Đơn đặt hàng công nghiệp của Đức suy yếu và giảm tháng thứ hai liên tiếp gây thêm áp lực lên tâm lí thị trường.

Sự căng thẳng trên thị trường dầu quá lớn đến nỗi việc Thủy quân lục chiến Anh giúp chính quyền ở Gibraltar chiếm giữ một tàu Iran vào thứ Năm (4/7) chỉ làm thị trường nóng lên một chút.

Chính quyền Tây Ban Nha cho biết việc thu giữ tàu được thực hiện theo yêu cầu của Mỹ. Nhà chức trách cho biết tàu chở dầu thô đó được chuyển đến một nhà máy lọc dầu của Syria và vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) chống lại Syria.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Iran đã lên tiếng và phản đối mạnh mẽ đối với vụ bắt giữ bất hợp pháp và không thể chấp nhận được trên chính tàu của họ.

Linh Giang

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.