|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu nhập khẩu sắp trở về mặt bằng trước khi căng thẳng Nga - Ukraine xảy ra

07:58 | 14/03/2023
Chia sẻ
Trong tháng 2, giá giá xăng dầu nhập khẩu ở mức 871 USD/m3, tăng 3% so với tháng 2/2022. Qua giai đoạn sốt giá, xăng dầu nhập khẩu đang tiến dần về mặt bằng giá trước dưới khi căng thẳng Nga - Ukraine xảy ra.

Theo Tổng cục Hải quan trong tháng 2/2023, Việt Nam nhập khẩu hơn 840.000 m3 xăng dầu, tương đương 732 triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 20% về giá trị so với tháng 1.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 1,8 triệu m3 xăng dầu, tương đương 1,6 tỷ USD, tăng 37% về lượng và tăng 51% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 2, giá giá xăng dầu nhập khẩu ở mức 871 USD/m3, giảm nhẹ 2% so với tháng trước nhưng tăng 3% so với tháng 2/2022. Như vậy, giá xăng dầu nhập khẩu đang tiến dần về mức trước dưới khi căng thẳng Nga - Ukraine xảy ra.

Bình quân 2 tháng đầu năm, giá xăng dầu nhập khẩu ở mức 880 USD/tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.

 (Nguồn: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Dữ liệu hải quan cũng cho thấy 2 tháng đầu năm, Hàn Quốc là nhà cung cấp xăng dầu chính cho Việt Nam, chiếm 38% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.

Cụ thể, 2 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu của Hàn Quốc gần 710.000 m3 xăng dầu, tương đương 633 triệu USD, gấp đôi về lượng và gấp 2,2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá xăng dầu nhập khẩu từ Hàn Quốc đang ở mức 892 USD/m3, tăng 10% so với 2 tháng đầu năm 2022.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh) 

Tại tọa đàm “Kinh doanh xăng dầu và bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ông Hoàng Trung Dũng, Tổng Giám đốc CTCP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm Dầu mỏ (APP), đại diện cho các doanh nghiệp phân phối xăng dầu đề xuất Chính phủ xem xét quay lại điều hành giá xăng dầu 15 ngày/lần do chu kỳ nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc, Hàn Quốc về Việt Nam cần khoảng 15-20 ngày.

Đồng thời nếu giá xăng dầu có biến động từ 5% trở lên, Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh sớm.

 Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đề xuất quay về điều chỉnh giá 15 ngày/lần. (Ảnh: Hoàng Anh)

Ông Dũng cho rằng trước đây, chu kỳ điều chỉnh xăng dầu 15 ngày/lần tương đối ổn định thị trường. Tuy nhiên, khi rút còn 10 ngày/lần đã đứt gãy diễn ra cục bộ, đầu nối không đủ thời gian để vận hành hoạt động, dẫn đến đứt gãy phía dưới.

Trước và sau hai ngày của chu kỳ rất căng thẳng, xe xếp hàng dài lấy xăng, ai cũng muốn lấy được hàng nhanh nhưng không có để cung cấp.

“Sắp tới, chu kỳ hướng tới điều chỉnh 7 ngày/lần. Việc tiếp tục rút ngắn khiến tình trạng đứt gãy nghiêm trọng hơn, không thể nào lấy hàng đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Dũng nhận định.

Hoàng Anh