|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Tiếp đà tăng hơn 1% của phiên trước

07:37 | 06/07/2021
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi leo dốc vào phiên trước nhờ các thành viên OPEC+ kết thúc cuộc đàm phán về sản lượng, với không có thỏa thuận thúc đẩy sản xuất nào được thống nhất.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 1,48% lên 76,27 USD/thùng vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam) ngày 6/7. Giá dầu thô Brent giao tháng 9 cũng tăng 0,05% lên 77,2 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h15 ngày 6/7/2021

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 10/2021

Tokyo

50.250

0,78

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 9/2021

ICE

77,2

0,05

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 8/2021

Nymex

76,27

1,48

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (5/7), sau khi các thành viên OPEC+ dừng cuộc đàm phán về sản lượng, với không có thỏa thuận thúc đẩy sản xuất nào được thống nhất.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 1,2% lên 77,11 USD/thùng, giao dịch quanh mức cao nhất trong 2 năm rưỡi. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,5%, lên 76,27 USD/thùng.

Các bộ trưởng OPEC+ đã từ bỏ các cuộc đàm phán và không ấn định ngày để nối lại cuộc họp, sau khi xung đột vào tuần trước với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từ chối đề xuất gia hạn 8 tháng đối với việc hạn chế sản lượng.

OPEC+ đã nhất trí về việc giảm sản lượng kỷ lục vào năm 2020 để đối phó với sự sụt giảm nghiêm trọng về giá do COVID gây ra.

Các nhà sản xuất đã dần nới lỏng hạn chế về sản lượng, nhưng cuối tuần trước có kế hoạch nâng sản lượng lên khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 8 đến tháng 12 năm nay và gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng dần dần đến cuối năm 2022, nhưng bị UAE phản đối.

Nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết viễn cảnh OPEC+ không đưa thêm dầu ra thị trường vào tháng tới đã làm tăng giá, nhưng cũng gây thêm biến động.

Theo ING Economics, việc OPEC+ không đạt được thỏa thuận có thể khiến giá dầu tăng một chút nhưng cho rằng nó cũng có thể báo hiệu khởi đầu của sự kết thúc cho thỏa thuận lớn hơn, và do đó dẫn tới nguy cơ các thành viên bắt đầu tăng sản lượng.

Trong khi nhà phân tích cấp cao Martin King của RBN Energy cho hay lượng giao dịch mỏng trong kỳ nghỉ lễ Độc lập của Mỹ đã làm tăng thêm sự biến động và giá có thể đi ngang trong thời gian tới do sự mệt mỏi của người mua sau một xu hướng tăng giá dài.

Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng Năng lượng của Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất trong OPEC, hôm Chủ nhật (4/7) đã kêu gọi sự thỏa hiệp và hợp lý để đảm bảo một thỏa thuận.

Tình trạng bế tắc diễn ra cùng thời điểm với sự không chắc chắn về diễn biến của đại dịch và lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta của virus corona, theo Reuters

Nhưng dữ liệu kinh tế tích cực của châu Âu cung cấp một số hỗ trợ. Các doanh nghiệp khu vực đồng tiền chung châu Âu đã mở rộng hoạt động với tốc độ nhanh nhất trong 15 năm vào tháng 6 khi việc nới lỏng các hạn chế COVID-19 đã hồi sinh ngành dịch vụ, một cuộc khảo sát chỉ ra. 

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều ngày 26/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầuThay đổiGiá không cao hơn

Xăng E5RON92

+712 đồng/lít

19.760 đồng/lít

Xăng RON95-III

+752 đồng/lít

20.916 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+671 đồng/lít

16.119 đồng/lít

Dầu hỏa

+639 đồng/lít

15.051 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+495 đồng/kg

15.449 đồng/kg

Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 26/6. 

Tố Tố