|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 23/5: Tiếp tục xu hướng tăng giá cuối tuần trước

07:16 | 23/05/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay, tiếp đà tăng của xu hướng cuối tuần trước, vì lo ngại về tình hình nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay 24/5

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,04% lên 110,32 USD/thùng vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam) ngày 23/5. Giá dầu thô Brent giao tháng 8 cũng tăng 0,34% lên 110,36 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h20 ngày 23/5/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 10/2022

Tokyo

77.120

0,26

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 8/2022

ICE

110,36

0,34

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 7/2021

Nymex

110,32

0,04

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (23/5), tiếp đà tăng của xu hướng cuối tuần trước, vì lo ngại về tình hình nguồn cung năng lượng toàn cầu.

Cả giá dầu thô Brent và WTI của Mỹ đều tăng trong phiên cuối tuần trước và đánh dấu một tuần tăng giá, nhưng đà tăng bị kìm hãm bởi khả năng giảm giá trên thị trường.

Tại Mỹ, các công ty năng lượng tăng giàn khoan dầu và khí đốt tuần thứ 9 liên tiếp, theo công ty Baker Hughes, vì hầu hết nhà sản xuất nhỏ phản ứng với mức giá cao và lời kêu gọi tăng sản lượng từ chính phủ. 

Số lượng giàn khoan là một chỉ số về tăng trưởng sản lượng trong tương lai.

Trong khi đó, hôm 21/5, công ty Gazprom của Nga đã ngừng xuất khẩu khí đốt sang nước láng giềng Phần Lan, trong sự leo thang mới nhất của vấn đề thanh toán năng lượng với các quốc gia phương Tây.

Gazprom Export đã yêu cầu các nước châu Âu thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt của Nga bằng đồng rúp vì các lệnh trừng phạt áp đặt đối với cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine, nhưng Phần Lan từ chối làm như vậy.

Động thái của Gazprom diễn ra cùng lúc với việc Phần Lan nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự NATO, một quyết định được thúc đẩy bởi cuộc tấn công Ukraine của Nga. 

"Việc nhập khẩu khí đốt thông qua cửa khẩu Imatra đã bị ngừng lại", nhà điều hành hệ thống khí đốt Phần Lan Gasgrid Finland cho biết trong một tuyên bố hôm 21/5.

Imatra là điểm nhập khí đốt của Nga vào Phần Lan.

Công ty bán buôn khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của Phần Lan, Gasum hôm 20/5 cho biết Gazprom đã cảnh báo rằng các dòng chảy sẽ bị dừng lại từ 4 giờ sáng ngày thứ Bảy (giờ địa phương).

Ngược lại, Trung Quốc đang âm thầm tăng cường mua dầu từ Nga với giá hời, lấp đầy khoảng trống do những người mua phương Tây bỏ lại, Reuters trích dẫn dữ liệu vận chuyển và các nhà kinh doanh dầu cho hay. 

Động thái của nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới diễn ra một tháng sau khi nước này ban đầu giảm nguồn cung của Nga, vì lo ngại hành động dường như công khai ủng hộ Moscow và có khả năng khiến các gã khổng lồ dầu mỏ của nước này phải chịu các lệnh trừng phạt.

Theo ước tính của Vortexa Analytics, nhập khẩu dầu từ Nga qua đường biển của Trung Quốc sẽ tăng lên gần kỷ lục 1,1 triệu thùng/ngày vào tháng 5, tăng từ 750.000 thùng/ngày trong quý đầu tiên và 800.000 thùng/ngày vào năm 2021.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 11/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 1.491 đồng/lít

28.959 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 1.554 đồng/lít

29.988 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 1.120 đồng/lít

26.650 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 1.340 đồng/lít

25.168 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 0 đồng/kg

21.560 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 8 đợt tăng, 3 đợt giảm. 

 

 

Tố Tố