|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 21/5: Duy trì đà tăng kéo dài hai phiên liên tiếp vì rủi ro nguồn cung thắt chặt

06:30 | 21/05/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay vì lệnh cấm của EU đối với dầu Nga và việc nới lỏng hạn chế COVID-19 ở Trung Quốc đã làm lu mờ những lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay 23/5

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,42% lên 110,35 USD/thùng vào lúc 5h48 (giờ Việt Nam) ngày 21/5. Giá dầu thô Brent giao tháng 7 cũng tăng 0,78% lên 112,91 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 5h49 ngày 21/5/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 10/2022

Tokyo

77.500

-

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 7/2022

ICE

112,91

0,78

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 7/2021

Nymex

110,35

0,42

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (20/5), vì lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu Nga và việc nới lỏng hạn chế COVID-19 ở Trung Quốc đã làm lu mờ những lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 0,5% lên 112,55 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 7 khoảng 0,4% lên 110,28 USD/thùng.

Dầu WTI đã ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Còn dầu Brent đã tăng khoảng 1% trong tuần này sau khi giảm khoảng 1% vào tuần trước.

Ông Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, cho biết giá vẫn có thể tăng nhờ Trung Quốc mở cửa trở lại và những nỗ lực để hướng tới lệnh cấm vận dầu mỏ Nga của EU.

Tại Trung Quốc, Thượng Hải không có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào đối với kế hoạch kết thúc đợt phong tỏa kéo dài trên toàn thành phố vào ngày 1/6, mặc dù thành phố đã công bố các trường hợp COVID-19 mới đầu tiên bên ngoài các khu vực cách ly trong 5 ngày. 

Thị trường năng lượng hy vọng việc dỡ bỏ một số hạn chế COVID ở Thượng Hải sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Trong khi đó, EU đang hy vọng đạt được một thỏa thuận về lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, gồm cả việc loại bỏ những quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều nhất vào dầu của Nga, chẳng hạn như Hungary.

Nghiên cứu của BCA cho biết khả năng lệnh cấm vận của EU được tuyên bố sớm hơn gia tăng sau khi Đức thành công trong việc giảm hơn một nửa lượng nhập khẩu dầu của Nga trong một thời gian ngắn.

Doanh nghiệp lớn của Đức đang soạn thảo kế hoạch sử dụng hệ thống đấu giá để giúp phân phối nguồn cung có sẵn trong trường hợp Nga cắt khí đốt, mặc dù một số lo ngại rằng họ có thể trừng phạt các công ty nhỏ hơn, theo Reuters.

Tại Ấn Độ, nhập khẩu dầu thô trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong 3 năm rưỡi, vì người mua dầu lớn thứ ba thế giới và người tiêu dùng tăng cường mua dầu giảm giá của Nga để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu và chống lại giá cao.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 11/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 1.491 đồng/lít

28.959 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 1.554 đồng/lít

29.988 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 1.120 đồng/lít

26.650 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 1.340 đồng/lít

25.168 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 0 đồng/kg

21.560 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 8 đợt tăng, 3 đợt giảm. 

 

Tố Tố

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.