|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Tăng trở lại khoảng 1%

07:06 | 13/05/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi kết thúc trái chiều vào phiên trước, vì lo ngại nguồn cung và căng thẳng địa chính trị tại châu Âu chiếm ưu thế trước những lo ngại kinh tế đang ảnh hưởng đến thị trường tài chính khi lạm phát tăng cao.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay 14/5

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,93% lên 107,12 USD/thùng vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam) ngày 13/5. Giá dầu thô Brent giao tháng 7 cũng tăng 0,53% lên 108,53 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h10 ngày 13/5/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 10/2022

Tokyo

76.500

0,92

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 7/2022

ICE

108,53

0,53

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 6/2021

Nymex

107,12

0,93

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (12/5), vì lo ngại nguồn cung và căng thẳng địa chính trị tại châu Âu chiếm ưu thế trước những lo ngại kinh tế đang ảnh hưởng đến thị trường tài chính khi lạm phát tăng cao.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 6 US cent xuống 107,45 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,4% lên 106,13 USD. 

Ông John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York, cho hay giao dịch trên thị trường rất mỏng và không ai biết điều gì sẽ diễn ra.

Một lệnh cấm đang chờ xử lý của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu từ Nga, nhà cung cấp dầu thô và nhiên liệu chính cho khối liên minh, được cho là sẽ thắt chặt hơn nữa nguồn cung toàn cầu.

EU vẫn đang tranh luận về các chi tiết của lệnh cấm vận dầu Nga và cần được sự ủng hộ nhất trí từ các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu đã bị trì hoãn khi Hungary phản đối lệnh cấm vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.

Giá dầu và các thị trường tài chính đã chịu áp lực trong tuần này trong bối cảnh lo ngại về việc lãi suất cao hơn, đồng USD mạnh nhất trong hai thập kỷ, lo ngại về lạm phát và suy thoái có thể xảy ra.

Việc các lệnh phong toả chống COVID-19 kéo dài tại nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, Trung Quốc, cũng đã ảnh hưởng đến thị trường.

Ngoài ra dữ liệu CPI của Mỹ trong 12 tháng tính đến tháng 4 đã tăng 8,3% đã dấy lên lo ngại về việc tăng lãi suất lên cao hơn và tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế. 

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2022 tháng thứ hai liên tiếp, do tác động của cuộc tấn công của Nga tại Ukraine, lạm phát gia tăng và sự trỗi dậy của biến thể Omicron ở Trung Quốc. 

Hôm 11/5, giá dầu tăng 5% sau khi Nga trừng phạt 31 công ty có trụ sở tại các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow sau hoạt động quân sự tại Ukraine.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 11/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 1.491 đồng/lít

28.959 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 1.554 đồng/lít

29.988 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 1.120 đồng/lít

26.650 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 1.340 đồng/lít

25.168 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 0 đồng/kg

21.560 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 8 đợt tăng, 3 đợt giảm. 

 

Tố Tố