|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Giảm trở lại, với dầu Brent neo trên 110 USD/thùng

07:02 | 06/05/2022
Chia sẻ
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng nay, với dầu Brent neo trên 110 USD/thùng, sau khi tăng vào phiên trước nhờ lo ngại về nguồn cung sau khi EU trình bày kế hoạch về lệnh trừng phạt mới đối với Nga, trong đó gồm cả lệnh cấm vận về dầu mỏ.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,29% xuống 107,94 USD/thùng vào lúc 7h09 (giờ Việt Nam) ngày 6/5. Giá dầu thô Brent giao tháng 7 cũng giảm 0,67% xuống 110,46 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h09 ngày 6/5/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 9/2022

Tokyo

80.730

4,44

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 7/2022

ICE

110,46

(0,67)

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 6/2021

Nymex

107,94

(0,29)

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (5/5) vì lo ngại về nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) trình bày kế hoạch về lệnh trừng phạt mới đối với Nga, trong đó gồm cả lệnh cấm vận về dầu mỏ.

Tuy nhiên, áp lực từ đồng USD mạnh hơn và sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã giữ giá dầu trong tầm kiểm soát.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giao sau tăng 0,7% lên 110,9 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,4% lên 108,26 USD.

Đây là mức đóng cửa cao nhất của dầu thô WTI kể từ ngày 25/3 và mức đóng cửa cao nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 18/4, theo Reuters

Trong khi đó, giá xăng giao sau của Mỹ đóng cửa ở mức cao nhất kể từ khi chốt ở mức cao kỷ lục vào ngày 8/3.

Đồng USD mạnh khiến dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index tăng 0,06% lên 103,64.

Chứng khoán Phố Wall sụt giảm khi các nhà đầu tư rời khỏi các khoản đầu tư rủi ro, lo ngại Fed có thể tăng lãi suất nhiều hơn trong năm nay để kiềm chế lạm phát.

Đề xuất trừng phạt của EU, cần sự ủng hộ nhất trí từ 27 quốc gia trong khối liên minh, gồm việc loại bỏ dần nhập khẩu các sản phẩm tinh chế của Nga vào cuối năm 2022 và cấm tất cả dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm vận chuyển dầu của Nga.

Theo ông Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu của Rystad Energy, thị trường dầu vẫn chưa đặt cược hoàn toàn vào khả năng EU đưa ra lệnh cấm vận, vì vậy giá dầu thô sẽ cao hơn trong những tháng mùa hè nếu nó được thông qua.

Nhật Bản cho biết họ sẽ gặp khó khăn trong việc giảm nhập khẩu dầu của Nga ngay lập tức. 

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các nước sản xuất đồng minh (OPEC+) đã thông qua một đợt tăng sản lượng dầu hàng tháng khiêm tốn khác.

Cụ thể, bỏ qua lời kêu gọi từ các quốc gia phương Tây về việc tăng sản lượng nhiều hơn, OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng trong tháng 6 thêm 432.000 thùng/ngày, phù hợp với kế hoạch nới lỏng các hạn chế được thực hiện khi đại dịch tác động đến nhu cầu.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều 4/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 334 đồng/lít

 27.468 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 442 đồng/lít

 

28.434 đồng/lít

 

Dầu diesel 0.05S

+ 0 đồng/lít

 25.530 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 171 đồng/lít

 23.828 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

- 240 đồng/kg

 21.560 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 4/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu đã có 7 đợt tăng, 4 kỳ giảm. 

 

 

Tố Tố

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.