|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 30/6: Vàng SJC tiến sát ngưỡng 67,1 triệu đồng/lượng

07:10 | 30/06/2023
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay tại thị trường trong nước không có thay đổi mới. Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm nhẹ sau khi phục hồi vào cuối phiên trước nhờ các nhà giao dịch tận dụng đợt giảm giá ngắn hạn ở mức 1.900 USD để mua vào.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h55 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 1/7

Giá vàng trong nước hôm nay (30/6) ổn định.

Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji cùng niêm yết giá vàng SJC đi ngang cho cả hai chiều giao dịch. 

Cùng lúc đó, giá mua và giá bán được giữ nguyên không đổi tại hệ thống PNJ và doanh nghiệp Phú Quý. 

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,45 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,07 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng 18K và vàng 14K đồng loạt đứng yên cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 30/6/2023

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

66,45

67,07

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

66,45

67,05

-

-

Tập đoàn Doji

66,40

67,00

-

-

Tập đoàn Phú Quý

66,45

67,05

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

66,45

66,95

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,45

66,95

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

55,10

55,80

-

-

75% (vàng 18K)

40,00

42,00

-

-

58,3% (vàng 14K)

30,68

32,68

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h55. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Giá vàng thế giới giảm nhẹ trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 30/6, giá vàng giao ngay giảm 0,01% xuống 1.907,9 USD/ounce vào lúc 6h52 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 giảm 0,09% xuống 1.916,1 USD. 

Giá vàng phục hồi phần nào vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Năm (29/6) vì các nhà giao dịch tận dụng lợi thế của đợt giảm giá ngắn hạn xuống dưới mức tâm lý quan trọng 1.900 USD để mua vào.

Vàng giảm xuống dưới 1.900 USD lần đầu tiên kể từ giữa tháng 3 sau khi dữ liệu kinh tế của Mỹ cho kết quả mạnh mẽ và đồng USD tăng so với các đồng tiền đối thủ khác. 

Chỉ số USD Index tăng khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người mua trên các thị trường quốc tế, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng cũng gây áp lực cho kim loại quý. 

“Chúng ta đã thấy giá giảm từ 2.000 USD xuống 1.900 USD và điều đó sẽ thúc đẩy một số hoạt động săn lùng giá hời", ông David Meger của High Ridge Futures cho biết.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giảm mạnh nhất trong 20 tháng vào tuần trước, cho thấy sức mạnh của thị trường lao động, vốn cũng là yếu tố giúp tăng tổng sản phẩm quốc nội trong quý đầu tiên.

Ông Phillip Streible, giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago (Mỹ), cho biết đó là tình huống hoạ vô đơn chí khiến vàng giảm thêm một bậc nữa và sau đó việc các ngân hàng trung ương giữ vững lập trường diều hâu cũng ảnh hưởng tiêu cực tới vàng.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết hầu hết các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương dự kiến ​​họ sẽ cần tăng lãi suất ít nhất hai lần nữa vào cuối năm với lạm phát của Mỹ vẫn đang cao hơn mục tiêu 2% và thị trường lao động duy trì chặt chẽ.

Mặc dù vàng được coi là một công cụ phòng ngừa lạm phát, lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của vàng - vốn là tài sản không mang lãi suất. Với kỳ vọng lãi suất hiện tại, kim loại quý có khả năng giảm lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022 trong quý II, theo Reuters.

Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 5 của Mỹ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, vào thứ Sáu (30/6).

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,6% xuống 22,59 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 1,6% xuống còn 896,55 USD, mức thấp nhất trong 8 tháng.

Giá palladium giảm 1,6% xuống còn 1.228,50 USD, neo gần mức thấp nhất kể từ tháng 12/2018. 

Tố Tố