|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 2/3: Vàng SJC tiếp đà bật tăng không quá 400.000 đồng/lượng

06:58 | 02/03/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay tiếp tục tăng. Trên thị trường thế giới, giá vàng điều chỉnh giảm sau khi tăng 1,8% vào phiên trước vì khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 3/3

Giá vàng trong nước ngày 2/3 tiếp đà tăng tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý.

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá mua tăng 350.000 đồng/lượng và giá bán tăng 400.000 đồng/lượng.

Tại doanh nghiệp Phú Quý, giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng (mua vào) và tăng 250.000 đồng/lượng (bán ra).

Tương tự, tại hệ thống PNJ, vàng SJC tăng 400.000 đồng/lượng cho chiều mua và tăng 300.000 đồng/lượng cho chiều bán.

Cùng thời điểm khảo sát, Tập đoàn Doji đứng yên trong phiên giao dịch sáng nay. 

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 66,82 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác cũng điều chỉnh tăng trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 400.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 300.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 230.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 2/3/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

66,00

66,82

+350

+400

SJC chi nhánh Sài Gòn

66,00

66,80

+350

+400

Tập đoàn Doji

65,30

66,30

-

-

Tập đoàn Phú Quý

65,75

66,75

+200

+250

PNJ chi nhánh Hà Nội

65,90

66,70

+400

+300

PNJ chi nhánh Sài Gòn

65,90

66,70

+400

+300

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

54,65

55,45

+400

+400

75% (vàng 18K)

39,74

41,74

+300

+300

58,3% (vàng 14K)

30,48

32,48

+230

+230

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 2/3: Vàng SJC tiếp đà bật tăng không quá 400.000 đồng/lượng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới giảm nhẹ

Trong phiên giao dịch sáng ngày 2/3, giá vàng giao ngay giảm 0,09% xuống 1.943,6 USD/ounce vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng giảm 0,13% xuống 1.945,55 USD. 

Giá vàng đã tăng vọt 1,8% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (1/3) vì căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy nhà đầu tư tìm tới các tài sản an toàn. 

"Lợi suất trái phiếu đã giảm khi giá phục hồi nhờ dòng tiền chảy vào tài sản trú ẩn an toàn, với một số nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc thắt chặt mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương. Trong bối cảnh này, tôi kỳ vọng giá vàng sẽ tăng mạnh hướng về mức 2.000 USD", ông Fawad Razaqzada, một nhà phân tích của ThinkMarkets, viết trong một ghi chú.

Trong một báo cáo được công bố cùng ngày, công ty nghiên cứu của Anh Capital Economics cho rằng việc Nga tấn công Ukraine có thể hỗ trợ giá vàng trong ngắn hạn và kéo giá trở lại ngưỡng 2.000 USD. Tuy nhiên, công ty dự đoán vàng giảm xuống 1.600 USD/ounce vào cuối năm.

Thị trường Phố Wall lao dốc và giá dầu tăng trở lại trên 100 USD/thùng, khi đoàn xe quân sự của Nga tiến vào thủ đô Kyiv của Ukraine hôm 1/3.

Vàng được coi là một kho lưu trữ giá trị an toàn trong thời kỳ bất ổn như hiện tại, và cũng là một hàng rào chống lại lạm phát leo thang.

Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi phiên điều trần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trước Quốc hội vào thứ Tư (2/3) và thứ Năm (3/3) để nắm thêm các thông tin về việc tăng lãi suất trong bối cảnh căng thẳng Ukraine và lạm phát tăng vọt.

Trên các thị trường kim loại khác, giá palladium tăng vọt lên đỉnh 7 tháng trong ngày hôm qua, vì các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga dấy lên lo ngại về nguồn cung. 

Giá kim loại được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác tự động của hệ thống khí thải ô tô tăng 3,4% lên 2.572,23 USD. Trong phiên có thời điểm giá tăng tới 9,4% lên 2.722,79 USD/ounce.

Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, cho biết tồn tại một mối lo lớn rằng Nga - nhà xuất khẩu palladium chủ chốt - sẽ phải đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng, vì lệnh cấm bay sẽ gây ra một khó khăn lớn trong việc vận chuyển nguồn cung đến những nơi tiêu thụ khác.

"Thị trường palladium vốn đã khan hiếm hàng tồn kho và giờ đây rủi ro địa chính trị sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng", ông Moya nói thêm. 

Nga là nhà sản xuất palladium lớn nhất, với công ty Nornickel, có trụ sở tại Moscow, chiếm 40% sản lượng khai thác toàn cầu của kim loại này vào năm ngoái, theo Reuters.

Trong khi đó giá bạc giao ngay tăng 3,9% lên 25,38 USD/ounce và giá bạch kim tăng 0,9% lên 1.052,84 USD.

Tố Tố