|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 1/3: Vàng SJC tăng từ 50.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng

06:08 | 01/03/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay chủ yếu tăng theo xu hướng thế giới, sau khi việc phương Tây áp thêm lệnh trừng phạt đối với Nga làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung và thúc đẩy giới đầu tư tìm đến vàng.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 2/3

Giá vàng trong nước ngày 1/3 tăng không quá 100.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35.

Cụ thể, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá mua tăng thêm 100.000 đồng/lượng và giá bán tăng thêm 50.000 đồng/lượng so với cuối phiên ngày hôm qua.

Tập đoàn Doji cũng niêm yết giá vàng đi ngang (mua vào) và tăng 100.000 đồng/lượng (bán ra).

Cùng thời điểm khảo sát, vàng SJC tăng 50.000 đồng/lượng cho cả chiều mua và chiều bán tại doanh nghiệp Phú Quý.  

Tại hệ thống PNJ, giá vàng SJC đi ngang cho cả hai chiều giao dịch.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 65,25 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 66,02 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác cũng tăng theo xu hướng thị trường trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 40.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 1/3/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

65,25

66,02

+100

+50

SJC chi nhánh Sài Gòn

65,25

66,00

+100

+50

Tập đoàn Doji

64,80

65,90

-

+100

Tập đoàn Phú Quý

64,90

65,80

+50

+50

PNJ chi nhánh Hà Nội

64,95

65,95

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

64,95

65,95

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

54,15

54,95

+50

+50

75% (vàng 18K)

39,37

41,37

+40

+40

58,3% (vàng 14K)

30,19

32,19

+30

+30

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 1/3: Vàng SJC tăng từ 50.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng hơn 1%

Trong phiên giao dịch sáng ngày 1/3, giá vàng giao ngay tăng 1,08% lên 1.909,6 USD/ounce vào lúc 3h56 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng tăng 1,23% lên 1.910,8 USD.

Giá vàng đã tăng trở lại trên 1.900 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (28/2), sau khi việc phương Tây áp thêm lệnh trừng phạt đối với Nga làm dấy lên lo ngại về gián đoạn nguồn cung và thúc đẩy giới đầu tư tìm đến tài sản an toàn như vàng. Đầu phiên có thời điểm giá tăng tới 2,2%.

Vàng, thường được coi là nơi lưu trữ giá trị trong thời điểm bất ổn chính trị và tài chính, đã tăng khoảng 6,5% trong tháng 2. Kim loại quý đã lên mức cao nhất trong 18 tháng là 1.973,96 USD vào tuần trước.

Theo ông Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao tại Kitco Metals, khi căng thẳng địa chính trị thực sự leo thang, vàng vẫn là tài sản trú ẩn an toàn chính vượt trội hơn so với các loại tiền điện tử và thậm chí các tài sản khác như trái phiếu.

Thị trường tài chính trượt dốc và giá dầu tăng vọt khi các đồng minh phương Tây tăng cường trừng phạt Nga bằng các biện pháp trừng phạt mới.

Đáp lại, Ngân hàng Trung ương Nga hôm 28/2 đã có động thái che chắn nền kinh tế khi cuộc tấn công Ukraine vẫn tiếp tục, tăng cường các biện pháp khác gồm cả việc đảm bảo sẽ tiếp tục mua vàng trên thị trường trong nước.

Hôm 27/2, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết họ sẽ bắt đầu mua vàng trở lại trên thị trường nội địa từ ngày 28/2, chỉ chưa đầy hai năm sau khi cơ quan này kết thúc một làn sóng mua kéo dài đã giúp tăng giá vàng trong thập kỷ trước.

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá palladium đã tăng 5,1% lên 2.488,20 USD. Trong phiên có thời điểm giá lên tới 2,551,50 USD. 

Kim loại họ bạch kim xác lập tháng tăng thứ 3 liên tiếp, nhờ lo ngại về sự gián đoạn của nguồn cung dưới ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine. 

Công ty Nornickel của Nga là nhà cung cấp palladium lớn nhất thế giới, kim loại được các nhà sản xuất ô tô sử dụng cho các bộ chuyển đổi xúc tác.

Ông Eric Scoles, chiến lược gia thị trường tại Blue Line Futures, cho biết khi các lệnh trừng phạt gia tăng đối với Nga và căng thẳng leo thang, nó tạo ra mối đe dọa khan hiếm (đối với nhóm kim loại bạch kim).

Thâm hụt nguồn cung palladium chắc chắn có thể gia tăng nếu Mỹ không hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất lớn, ông Scoles nói thêm.

Giá bạc giao ngay cũng tăng 0,5% lên 24,31 USD, trong khi giá bạch kim giảm 1,6% xuống 1.037,51 USD. Cả hai kim loại này đều ghi nhận một tháng tăng trong tháng 2, theo Reuters

Tố Tố

[Cơn bão Yagi - Bài 1] Những mất mát tỷ USD
Yagi - cơn bão lớn nhất trong 30 năm lịch sử và ảnh hưởng kéo dài của nó đã để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế, đặc biệt tại các tỉnh thành chịu ảnh hưởng trực tiếp như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai,...