Giá tiêu hôm nay 2/3: Giảm mạnh, thị trường cao su thế giới đi lên
Cập nhật giá tiêu
Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 3/3
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay giảm trở lại khoảng 80.000 - 83.000 đồng/kg tại các địa phương khảo sát.
Cụ thể, tỉnh Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg về mốc 80.000 đồng/kg. Cùng giảm 1.000 đồng/kg còn có hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông với chung mức 81.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.500 đồng/kg, lần lượt ghi nhận mức 80.500 đồng/kg, 82.000 đồng/kg và 83.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) | Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk | 81.500 | -1.000 |
Gia Lai | 80.000 | -1.000 |
Đắk Nông | 81.500 | -1.000 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 83.000 | -1.500 |
Bình Phước | 82.000 | -1.500 |
Đồng Nai | 80.500 | -1.500 |
Hội đồng Hồ tiêu Malaysia (MPB) đã tìm kiếm cơ hội để thâm nhập các thị trường mới ở Trung Đông thông qua Tuần lễ hàng Nông sản Thực phẩm tại World Expo 2020 vừa qua tại Dubai, do Bộ Công nghiệp Trồng trọt và Hàng hóa (MPIC) Malaysia tổ chức.
Đồng thời, MPB cũng muốn mở rộng sự hiện diện của hồ tiêu nước này tại các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Việc MPB tham gia tuần lễ hàng hóa thực phẩm nhằm tăng cường quảng bá hồ tiêu ra thị trường thế giới và giới thiệu hạt tiêu Sarawak chất lượng cao, cũng như tìm kiếm nhu cầu tiêu thụ.
Điều này sẽ làm tăng giá trị của hồ tiêu Malaysia và mang lại lợi ích kinh tế cho nền kinh tế nước này.
Tiêu đen hiện là một trong những ngành hàng quan trọng của Malaysia, đóng góp 2,4 triệu Ringgit vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này trong năm 2020 và mang lại sinh kế cho hàng nghìn nông dân trồng tiêu trên khắp Malaysia.
Năm 2021, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Malaysia đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm qua với 7.407 tấn, giảm 13% so với năm 2020.
Dù vậy kim ngạch xuất khẩu thu về tăng 26,2% lên mức 154 triệu Ringgit (tương đương 36,8 triệu USD), theo MPB.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2022 ghi nhận mức 259,7 yen/kg, tăng 0,39% (tương đương 1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h45 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2022 được điều chỉnh lên mức 13.665 nhân dân tệ/tấn, tăng 1,52% (tương đương 205 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Trong năm 2021, Mỹ nhập khẩu 1 triệu tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001), trị giá 1,85 tỷ USD, tăng 24,5% về lượng và tăng 54,8% về trị giá so với năm 2020.
Indonesia, Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Việt Nam và Liberia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Mỹ trong năm 2021.
Trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Mỹ, với 43,12 nghìn tấn, trị giá 75,42 triệu USD, tăng 69,9% về lượng và tăng 107,3% về trị giá so với năm 2020.
Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 4,3%, tăng so với mức 3,2% của năm 2020.
Trong năm 2021, Mỹ nhập khẩu 665,26 nghìn tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 1,49 tỷ USD, tăng 16,9% về lượng và tăng 37,3% về trị giá so với năm 2020.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Nga và Mexico là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong năm 2021.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Mỹ trong năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Hàn Quốc, Đức, Mexico trong tổng nhập khẩu của Mỹ giảm; trong khi thị phần của Nhật Bản, Nga lại tăng.
Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,01% trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).