|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 17/7: Giảm từ đỉnh 1 tháng vì đồng USD phục hồi

07:09 | 17/07/2021
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay đứng yên ở hầu hết các hệ thống kinh doanh trên cả nước. Giá vàng thế giới tiếp tục giảm trong phiên giao dịch sáng nay và khiến kim loại quý rớt xa đỉnh một tháng.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h30 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 18/7

Giá vàng trong nước sáng ngày 17/7 chủ yếu đứng yên tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và tập đoàn Doji, vàng miếng SJC niêm yết giá mua và giá bán giữ nguyên không đổi.

Tại hệ thống PNJ, giá vàng SJC cũng đứng yên ở cả hai chiều giao dịch.  

Trong khi đó, doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng (mua vào) và giảm 30.000 đồng/lượng (bán ra).

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,85 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,52 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng nữ trang SJC loại 18K và vàng loại 14K đồng loạt lặng sóng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng SJC

Ngày 17/7/2021

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

56,75

57,52

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

56,75

57,50

-

-

Tập đoàn Doji

56,75

57,50

-

-

Tập đoàn Phú Quý

56,85

57,47

-100

-30

PNJ chi nhánh Hà Nội

56,75

57,50

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,75

57,50

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

51,10

51,80

-

-

75% (vàng 18K)

37,00

39,00

-

-

58,3% (vàng 14K)

28,35

30,35

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h30. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 17/7: Giảm từ đỉnh 1 tháng vì đồng USD phục hồi - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới mất đỉnh 1 tháng

Vàng giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (16/7) vì đồng USD mạnh làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý và khiến giá cách xa đỉnh một tháng xác lập vào phiên trước. 

Trong phiên giao dịch ngày 17/7, giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1.812,2 USD/ounce vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 8 tiếp tục giảm 0,9% xuống 1.812,6 USD. 

Đồng USD tăng khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. 

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ, tăng 0,1% lên 92,72.

Chiến lược gia hàng hóa của TD Securities Daniel Ghali cho biết vàng không thể hưởng lợi đáng kể từ sự suy yếu của lợi suất thực của Mỹ và điều này gợi ý rằng vàng vẫn dễ bị tác động bởi một đợt giảm giá nữa.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng sự cải thiện của nhu cầu vàng vật chất, đặc biệt là từ những người tiêu dùng hàng đầu ở Trung Quốc và hoạt động thu mua của ngân hàng trung ương có thể hạn chế sự sụt giảm của kim loại quý.

Đầu tuần này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhắc lại rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ duy trì chính sách tiền tệ thích ứng, theo đó giúp giá vàng lên cao nhất trong một tháng hôm 15/7.

Ông Phillip Streible, giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago (Mỹ), nhận định sự không chắc chắn về khả năng tăng đột biến trong các ca nhiễm biến thể Delta ở Mỹ có thể buộc Fed phải duy trì lập trường ôn hoà lâu hơn.

Trên các thị trường kim loại khác, giá palladium giảm 3,2% xuống 2.644,2 USD/ounce, và ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần, trong khi giá bạch kim giảm 2,9% xuống 1.105,03 USD.

Một báo cáo doanh số bán lẻ trong tháng 6 của Mỹ cho thấy doanh số bán xe có động cơ giảm vì thiếu nguồn cung gây ra bởi sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu.

Theo nhà phân tích Edward Meir của ED&F Man Capital Markets, tình trạng thiếu ô tô có thể sẽ kéo dài trong một thời gian và có lẽ điều đó khiến giá palladium và bạch kim biến động. 

Hai kim loại này được các nhà sản xuất ô tô sử dụng để hạn chế khí thải trong hệ thống xả của động cơ.

Trong khi đó, giá bạc giảm 2,3% xuống 25,71 USD/ounce, theo Reuters.

Tố Tố