|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng có thể chinh phục mốc 2.200 USD/ounce?

15:12 | 04/12/2023
Chia sẻ
Các nhà phân tích nhận định giá vàng có thể chinh phục đỉnh mới vào năm tới và có thể duy trì trên mức 2.000 USD, do bất ổn địa chính trị, đồng USD có thể yếu hơn và khả năng Fed giảm lãi suất.

 

Giá vàng thế giới mới đây vượt mốc lịch sử cũ là 2.075 thiết lập năm 2020 khi chạm mốc 2.100 USD/ounce trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (4/12). Theo CNBC, dường như con sốt vàng  thỏi toàn cầu dường như sẽ tiếp tục.

Các nhà phân tích nhận định giá vàng có thể chinh phục đỉnh mới vào năm tới và có thể duy trì trên mức 2.000 USD, do bất ổn địa chính trị, đồng USD có thể yếu hơn và khả năng Fed giảm lãi suất.

Giá kim loại quý này đã tăng trong hai tháng liên tiếp khi xung đột Israel-Palestine thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn, trong khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất đã hỗ trợ thêm đà tăng. 

Vàng có xu tăng mạnh trong thời kỳ bất ổn kinh tế và địa chính trị do đây là một trong những kênh trú ẩn an toàn hiệu quả. 

Ông Heng Koon How, Giám đốc Chiến lược Thị trường, Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế Toàn cầu của UOB, cho biết: “Việc thị trường kỳ vọng lãi suất giảm và đồng USD yếu đi trong năm 2024 là động lực tích cực chính cho giá vàng”. Ông ước tính giá vàng có thể lên tới 2.200 USD vào cuối năm 2024. 

Tương tự, một nhà phân tích khác đang lạc quan về triển vọng của vàng thỏi.

Ông Nicky Shiels, người đứng đầu bộ phận phân tích chiến lược tại công ty kim loại quý MKS PAMP, cho biết: “Thời điểm này ít đòn bẩy hơn so với năm 2011. Do đó, giá vàng giá vượt qua mức 2.100 USD và dự kiến ​​mốc tiếp theo là 2.200 USD/ounce”.

Giá vàng giao ngay đã tăng lên mức cao kỷ lục mới là 2.110,8 USD/ounce vào sáng thứ Hai sau đó điều chỉnh nhẹ. Tính đến 15h05 (giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay ở mức 2.058 USD/ounce.

 Diễn biến giá vàng thế giới trong 5 năm qua (Đơn vị: USD/ounce, nguồn: CNBC)

Ông Bart Melek, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa tại TD Securities, dự kiến ​​giá vàng sẽ đạt trung bình 2.100 USD trong quý II/2024, trong đó, hoạt động mua vào mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương sẽ đóng vai trò là chất xúc tác chính thúc đẩy giá.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới, 24% ngân hàng trung ương có ý định tăng dự trữ vàng trong 12 tháng tới, do họ ngày càng bi quan về đồng sức mạnh của đồng USD. 

Ông Melek cho biết: “Điều này có nghĩa là nhu cầu có thể cao hơn từ khu vực chính thức trong những năm tới”.

Ông nói thêm, khả năng xoay trục chính sách của Fed vào năm 2024 cũng có thể được tính đến. Lãi suất thấp hơn có xu hướng làm suy yếu đồng USD, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua quốc tế, do đó thúc đẩy nhu cầu.

Fed bắt đầu đợt tăng lãi suất đều đặn vào tháng 3/2022 khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 40 năm, làm giảm sức hấp dẫn của vàng. 

Lãi suất cao hơn làm ảnh hưởng đến nhu cầu vàng, vốn không phải trả bất kỳ khoản lãi nào, vì các tài sản như trái phiếu trở nên sinh lợi hơn do lợi suất cao hơn.

Vào ngày 29/11, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết ông đã hình dung ra chính sách nới lỏng nếu dữ liệu lạm phát tiếp tục giảm trong vòng 3 - 5 tháng tới, khiến các nhà phân tích dự báo giá vàng sẽ tăng vọt.

Vào thứ Sáu tuần trước (1/12), trong khi Chủ tịch Fed Jerome Powell  đẩy lùi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ trong thời gian tới, nhận xét của ông cho thấy Fed ít nhất có thể đã hoàn tất việc tăng lãi suất vào lúc này.

BMI, đơn vị nghiên cứu của Fitch Solutions, cho biết: “Chúng tôi tin rằng các yếu tố chính thúc đẩy vàng vào năm 2024 sẽ là việc Fed Mỹ cắt giảm lãi suất, đồng USD yếu hơn và mức độ căng thẳng địa chính trị cao”.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.