|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá trị cà phê lon gấp...100 lần cà phê thô

11:22 | 11/03/2019
Chia sẻ
Nếu cà phê thô được chế biến thành thức uống bán trong các quán cà phê hay các lon, chai cà phê pha sẵn có nhãn hiệu có thể giá trị tăng lên gấp 100 lần.

Cà phê chế biến: 'Nước cờ' nâng tầm cà phê Việt

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), trong bối cảnh giá cà phê thấp như năm 2018, việc chế biến sâu được coi là "lối ngách" cho ngành sản xuất cà phê Việt Nam. 

Theo VICOFA, giá cà phê sau khi chế biến sâu trung bình đạt 3.726 - 5.112 USD/tấn, gấn gấp 2 - 3 so với giá cà phê thô xuất khẩu, theo tính toán từ số liệu của VICOFA.

Trong một báo cáo về giải pháp nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu Việt Nam, Công ty Vinacafe Biên Hòa cho biết tính trung bình một kg cà phê thô xuất khẩu có giá chưa tới 2 USD.

Trong khi đó, cà phê đã qua chế biến có thương hiệu bán tại các cửa hàng ở nước ngoài có giá trung bình khoảng 20 USD. 

Còn nếu cà phê thô được chế biến thành thức uống bán trong các quán cà phê hay các lon, chai cà phê pha sẵn có nhãn hiệu có thể có giá gấp 100 lần cà phê hạt thô.

Vinacafe Biên Hòa

Giá trị cà phê lon gấp...100 lần cà phê thô - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Tốc độ tăng trưởng của chế biến sâu cà phê tăng trưởng mạnh. Theo số liệu của VICOFA, lượng cà phê chế biến xuất khẩu giai đoạn 2014 - 2016 tăng gần 70% lên 91.036 tấn. Giá trị cũng đạt tăng trưởng 23,8% lên 339,26 triệu USD.

Tuy nhiên, nếu đặt với con số sản lượng cà phê Việt Nam khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm thì con số hơn 91.000 chiếm tỉ trọng còn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn.

Đơn cử tỉnh Đắk Lắk, một trong những "thủ phủ" cà phê Việt Nam, việc xuất khẩu cà phê chế biến vẫn còn hạn chế. Niên vụ 2017 - 2018, cà phê tan xuất khẩu chỉ đạt 4.330 tấn, chiếm tỉ trọng gần 2,3% trong tổng lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh. Trong khi đó, mặt hàng cà phê lại chiếm tới khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

Còn nhiều lỗ hổng trong sản xuất cà phê

Vinacafe Biên Hòa cho rằng để có thể nâng cao được giá trị cho cà phê Việt Nam, cần tạo được chuỗi giá trị liên kết, từ các mắt xích nguyên vật liệu đầu vào; sản xuất, chế biến; xây dựng, quảng bá thương hiệu và đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay rất nhiều vườn cà phê đã già cỗi cần thay mới, tuy nhiên diện tích tái canh còn rất hạn chế mới hơn 40%, các cây cà phê cao tuổi cho năng suất và chất lượng thấp, điều này ảnh hưởng đến chế biến đầu ra cho cà phê. 

Vinacafe Biên Hòa cho biết việc tái canh, trồng mới còn gặp rất nhiều trở ngại do người nông dân khó khăn trong khâu tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, nguồn giống. 

Ngoài ra, VICOFA cho biết những năm gần đây để nâng cao hiệu quả kinh tế người dân đã phát triển trồng xen canh và tái canh vườn cà phê nên sản lượng giảm, sự chăm sóc đầu tư cho cây cà phê giảm đi so với các loại cây lâu năm khác như sầu riêng, bơ.

Theo Vinacafe, rất nhiều hộ dân trồng cà phê là nhỏ lẻ, manh mún, nhận thức chưa cao nên rất khó áp dụng khoa học kỹ thuật trong khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao và chất lượng thấp. 

Doanh nghiệp hiến kế cho ngành cà phê

Vinacafe cho rằng chỉ khi kết hợp với quy mô lớn mới có thể ứng dụng công nghệ đồng bộ, đảm bảo chất lượng cà phê từ khâu giống, chăm bón và thu hoạch. 

Việc sản xuất với quy mô lớn mới ứng dụng được khoa học và công nghệ sẽ tạo được đầu ra chất lượng và cạnh tranh về giá thành.

Trong khâu sản xuất và chế biến, các doanh nghiệp phải lấy chế biến sâu làm định hướng phát triển. Chuyển từ bán cà phê thô sang cà phê rang xay, cà phê hoà tan và các chế phẩm khác từ cà phê. 

"Chỉ khi đưa được hàm lượng công nghệ và chất xám vào hạt cà phê, mới gia tăng được giá trị cho cà phê Việt nam. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ thích hợp cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ và chế biến sâu cà phê nói vì đây là ngành đòi hỏi vốn và năng lực thực thi cao", Vinacafe kiến nghị.

Bất kỳ sản phẩm nào chỉ mang lại giá trị khi có thương hiệu. Việc xây dưng thương hiệu cho cà phê Việt nam và cho từng thương hiệu cụ thể phải là việc làm đồng bộ không chỉ của doanh nghiệp mà còn của quốc gia, của chính phủ. 

Bên cạnh đó, ngoài kênh phân phối truyền thống, doanh nghiệp cần tận dụng cả các kênh thương mại điện tử.

Hơn 800 gian hàng tham dự Hội chợ triển lãm cà phêHơn 800 gian hàng tham dự Hội chợ triển lãm cà phê Kenya tụt lại sau Uganda, Ethiopia trong sản xuất cà phêKenya tụt lại sau Uganda, Ethiopia trong sản xuất cà phê Tăng chế biến sâu để nâng cao giá trị cà phêTăng chế biến sâu để nâng cao giá trị cà phê

Đức Quỳnh