|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá trái cây, rau củ rớt thảm vì dịch COVID-19

10:57 | 16/03/2020
Chia sẻ
Trong tháng 2, giá bắp cải chỉ còn 1.000 đồng/bắp, ớt chuông rớt giá còn 8.000 đồng/kg, thanh long, mít, sầu riêng… giá đã giảm sâu xuống 5 - 6 lần.

Số liệu của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết trong tháng 2/2020, thị trường rau quả trong nước biến động thất thường với từng loại rau quả khác nhau. 

Cụ thể đối với mặt hàng rau củ, tại tỉnh Lâm Đồng, nơi cung cấp rau củ lớn nhất cả nước có nhiều biến động, trong khi các loại nông sản như hành tây, cà chua, xà lách, súp lơ có giá cao từ 17.000 - 35.000 đồng/kg thì bắp cải chỉ còn 1.000 đồng/bắp, ớt chuông rớt giá còn 8.000 đồng/kg. 

Nguyên nhân giá những loại rau củ này giảm là nhiều vùng khác trong nước cũng sản xuất được. Hơn nữa, do tác động bởi dịch bệnh COVID-19 nên việc xuất khẩu các loại rau này sang thị trường Trung Quốc, Campuchia gặp nhiều khó khăn dẫn đến các thương lái đồng loạt ngưng gom hàng. 

Đối với một số mặt hàng trái cây như thanh long, mít, sầu riêng… vào thời điểm đầu tháng do khó khăn về công tác vận chuyển thông quan qua cửa khẩu biên giới Việt – Trung, giá đã giảm sâu.

Giá trái cây giảm 5-6 lần, giá rau củ rớt thảm cũng vì dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 bùng phát đã khiến các giao dịch thương mại nông sản qua biên giới Việt – Trung bị tắc nghẽn. Ảnh: Như Huỳnh.

Tuy nhiên, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, như kêu gọi các doanh nghiệp trong nước thu mua, trao đổi với phía bạn – Trung Quốc, mở lại cửa khẩu với sự kiểm soát chặt chẽ, giá thành những trái cây này đã tăng trở lại. Hiện giá thanh long ở Bình Thuận đã tăng lên từ 14.000 – 16.000 đồng/kg tại vườn.

Cục Chế biến và phát triển nông thôn cho rằng đến nay, ngành rau quả vẫn quá phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, đã khiến cho không ít doanh nghiệp xuất khẩu, nhà vườn gặp nhiều khó khăn mỗi khi nước này thay đổi chính sách nhập khẩu.

Đơn cử như tác động của dịch COVID-19 bùng phát tại nước này đã khiến các giao dịch thương mại nông sản qua biên giới Việt – Trung bị tắc nghẽn, điều này cho thấy cần phải tái cơ cấu thị trường, mở cửa và đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường như: châu Phi, Tây Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, EU... để tránh rủi ro vì phụ thuộc vào một số ít những thị trường nhất định. 

Bên cạnh đó, Nghị viện EU đã chính thức bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU vào ngày 12/2/2020. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả bởi mặt hàng này sẽ được xóa bỏ thuế ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Như Huỳnh

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.