Xuất khẩu tôm và cá tra trong nửa đầu năm 2022 phục hồi mạnh sau thời gian dài chịu sức ép từ dịch COVID-19. Tuy nhiên, triển vọng trong nửa cuối năm đối với hai mặt hàng này lại trái ngược nhau khi tôm đang có dấu hiệu "hụt hơi" trong khi cá tra vẫn còn nhiều yếu tố thuận lợi.
Liên minh Tôm miền Nam Mỹ liên tục gửi ý kiến đến Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) về việc phản đối xoá bỏ thuế đối với mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có tôm.
Nếu như biên lợi nhuận của người nuôi tôm trong năm 2021 đạt tới 40% thì nửa đầu năm nay, con số ấy đang giảm mạnh trong năm nửa đầu năm 2022 và nguy cơ bị âm nếu người nuôi không thể kiểm soát được chi phí đầu vào trong khi giá vẫn tiếp tục giảm
Cũng như thị trường Mỹ, nhu cầu tại EU hồi phục sau COVID-19, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, các doanh nghiệp Việt tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Chỉ trong vòng 6 năm, Trung Quốc từ một nước xuất siêu trở thành nhập siêu mặt hàng tôm. Đặc biệt trong 3 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, khối lượng xuất khẩu tôm giảm nhanh chóng và ông He Cui, Chủ tịch Liên minh Tiếp thị và Chế biến Thuỷ sản Trung Quốc (CAPPMA) cho rằng tình hình khó có thể cải thiện trong vài năm tới.
Mục tiêu này được Minh Phú thực hiện thông qua việc xây dựng chuỗi giá trị tôm Việt Nam xanh, sạch, bền vững có giá thành cạnh tranh so với Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Nâng cao năng suất chế biến và giảm giá vốn hàng bán.
Lạm phát đồng nghĩa là chi phí sản xuất tôm của Thái Lan cao hơn rõ rệt so các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và đặc biệt là Ecuador.
So với tháng 4/2021, xuất khẩu cá tra tăng gấp hơn 2 lần với doanh thu 297 triệu USD. Nhờ đó, tính luỹ kế 4 tháng đầu năm, ngành cá tra thu về nguồn ngoại tệ trên 950 triệu USD, tăng 94%.
Chi phí nuôi tôm tại Ecuador tăng mạnh từ thức ăn đến xăng dầu. Trong khi đó, giá bán giảm do nhu cầu tại thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Điều này khiến lợi nhuận người nuôi tôm giảm mạnh, thậm chí về 0.
Tỷ trọng xuất khẩu tôm của Thuỷ sản Sóc Trăng sang thị trường Mỹ vẫn duy trì vị trí đứng đầu tại Việt Nam, đồng thời tăng hơn 12 điểm phần trăm so với năm 2021. Trong khi đó, số doanh nghiệp còn lại nằm trong top 6 ghi nhận tỷ trọng giảm nhẹ so với năm 2021.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Việt Nam là thị trường lớn nhất, chiếm tỷ trọng áp đảo đến 62% tổng giá trị tôm nhập khẩu của Australia. Tiếp đó Thái Lan đứng thứ hai chiếm 16%, Trung Quốc đứng thứ 3 chiếm 10%.
Trong hai tháng đầu năm 2019, Ecuador đã xuất khẩu khoảng 57.000 tấn tôm sang thị trường Trung Quốc và Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 328 triệu USD, theo dữ liệu thương mại mới nhất từ Phòng nuôi trồng thủy sản quốc gia Ecuador (NCA).
Đối với ngành sản xuất tôm, chuyên gia cho rằng, vấn đề là làm thế nào để hình thành chuỗi từ nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, chuẩn hóa quy trình nuôi tôm và hình thành chuỗi từ tôm giống, các hộ nuôi, ngân hàng, thức ăn… các dịch vụ hỗ trợ.
Doanh thu xuất khẩu tôm của Ấn Độ có xu hướng giảm nhẹ trong nửa đầu năm nay. Nhà đóng gói và xuất khẩu tôm Ấn Độ Apex Frozen Foods cho biết họ đang hi vọng doanh thu xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ tăng vào những tháng tới.
Nhà phân tích của Stockmap dự báo thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ bật lên tại vùng 1.250 điểm. Một số cổ phiếu đáng chú ý kể đến HVN, VOS, BAF, HAG…