|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu tôm và cá tra sang thị trường EU tăng vọt

09:18 | 27/06/2022
Chia sẻ
Cũng như thị trường Mỹ, nhu cầu tại EU hồi phục sau COVID-19, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, các doanh nghiệp Việt tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), trong bối cảnh lạm phát giá, hiệp định thương mại tự do EVFTA càng là yếu tố thuận lợi giúp xuất khẩu sang EU thêm khởi sắc. Xuất khẩu thuỷ sản sang EU 5 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận tăng trưởng cao 45% đạt gần 562 triệu USD.

 Nguồn: VASEP

Tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang EU, chiếm 54% với 303 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2021. Các nước EU tăng 46% nhập khẩu tôm chân trắng với 236 triệu USD, chiếm 78%. Nhập khẩu tôm sú từ Việt Nam tăng vọt 75% đạt trên 50 triệu USD, chiếm 16,5% xuất khẩu tôm sang khối này. 

 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU. (H.Mĩ tổng hợp từ số liệu VASEP)

Tín hiệu tích cực là xuất khẩu cá tra sang EU năm nay hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 89% trong 5 tháng đầu năm, đạt gần 89 triệu USD, chiếm 16% giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU. Sản phẩm cá tra phile, cắt khúc đông lạnh chiếm 93% với 82,5 triệu USD, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu cá nguyên con chiếm gần 5%, còn lại là cá tra chế biến chiếm 2%.

Xuất khẩu cá ngừ chiếm 12% đạt 68 triệu USD, tăng 9%. xuất khẩu cá ngừ sang Hà Lan, Bỉ tăng mạnh lần lượt là 59%, 70% và 100%. 

Tại thị trường châu Âu, tiêu thụ thủy sản có xu hướng bền vững và lành mạnh. Theo đó, người châu Âu ngày càng ưa chuộng sản phẩm cá thịt trắng vì yếu tố sức khỏe, trong khi ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi hải sản ngày càng cao nên cơ hội cho cá nuôi nhập khẩu càng lớn.

Nhu cầu thuỷ sản bền vững và hữu cơ gia tăng. Doanh số bán thuỷ sản trên thị trường bán lẻ tăng do COVID-19; Châu Âu có một thị trường đang phát triển cho các sản phẩm tiện lợi và ăn liền

Các yêu cầu về sản phẩm có chứng nhận tính bền vững sẽ tăng ở Châu Âu. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến TXNG, phương thức sản xuất bền vững, an toàn và công bằng của sản phẩm. EU là thị trường khó tính, các quy định SPS và TBT sẽ ngày càng được thắt chặt, đặc biệt các quy định về môi trường và lao động sẽ được chú trọng hơn, kiểm tra chặt hơn trong các tiêu chí của hàng thủy sản nhập khẩu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.