|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 30/12: Đồng loạt chững giá, cao su biến động nhẹ dưới 0,5%

07:10 | 30/12/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (30/12) ổn định trở lại sau khi đã giảm vào hôm qua. Theo ghi nhận, các tỉnh trong nước đang thu mua hồ tiêu với giá 57.000 - 59.000 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn biến động không đồng nhất với biên độ không quá 0,5%.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 31/12

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu đồng loạt đi ngang tại thị trường nội địa, dao động trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.

Trong đó, hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai có mức giá thấp nhất là 57.000 đồng/kg.

Ba tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước cùng ghi nhận mức 58.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn ổn định tại mức 59.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

58.000

-

Gia Lai

57.000

-

Đắk Nông

58.000

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.000

-

Bình Phước

58.000

-

Đồng Nai

57.000

-

Giá tiêu thế giới

 

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 29/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 28/12 như sau:

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.500 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 28/12

Ngày 29/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.567

-

-

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.500

2.500

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 28/12

Ngày 29/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.891

-

-

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

 

Đánh giá về diễn biến thị trường hạt tiêu Malaysia năm nay, ông William SC Yii, Giám đốc Công ty Nguong Aik Sdn Bhd - nhà xuất khẩu tiêu hàng đầu Sarawak có trụ sở tại Kuching, cho biết, giá tiêu đạt mức cao nhất năm nay trong quý II.

Theo ông, đây là thời điểm tiêu đen được giao dịch trong khoảng 18.000 - 19.000 RM/tấn và tiêu trắng có giá vào khoảng 26.000 RM/tấn.

Ông nhận định: “Năm nay là một trong những năm trầm lắng nhất của thị trường hồ tiêu trong nhiều năm qua. Do mất mùa nên sản lượng tiêu Malaysia năm nay giảm nhẹ so với năm ngoái”.

Hiện, các chủ cửa hàng và một bộ phận nông dân đang có xu hướng ghim hàng và không muốn bán ra ở mức giá thấp hiện tại.

Điều đó khiến lượng dự trữ tại Sarawak đang khá cao. Một số cửa hàng đã dự trữ khoảng 100 bao tiêu, trong khi một số hộ gia đình có từ 5 bao đến 10 bao tiêu mỗi hộ.

Mặc dù vậy, ông cho biết, các thị trường xuất khẩu truyền thống, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc, hiện vẫn cung cấp giá mua tốt cho hạt tiêu Sarawak, The Star đưa tin.

Ảnh: Thảo Vy

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 206 yen/kg, tăng 0,15% (tương đương 0,3 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh xuống mức 12.860 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,39% (tương đương 50 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Trong bối cảnh giá cao su giảm mạnh, chính quyền bang Kerala (Ấn Độ) đã yêu cầu chính phủ hỗ trợ nâng mức khuyến khích sản xuất cao su từ 170 rupee/kg lên 250 rupee/kg, The Hindu đưa tin.

Bộ trưởng Nông nghiệp P. Prasad đã gửi yêu cầu này cho Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Liên minh Piyush Goyal trong một bức thư ngày 24/12.

Chính phủ bang đã triển khai “Chương trình khuyến khích sản xuất cao su” từ giai đoạn 2015 - 2016, trong đó nông dân vừa và nhỏ được đảm bảo tối thiểu là 170 rupee/kg đối với cao su tự nhiên loại RSS-4. Với chi phí sản xuất tăng cao, nông dân đã yêu cầu tăng lên mức 250 rupee/kg.

Mặc dù chính phủ bang cảm thấy rằng đề nghị này là hoàn toàn chính đáng, song họ không có khả năng tăng mức giá đảm bảo tối thiểu do chi phí liên quan rất lớn.

Ông Prasad cho biết, giá cao su tự nhiên sau khi đạt mức cao nhất là 223 rupee/kg đối với loại RSS-4 trong tháng 1/2011 đã giảm xuống còn 136 rupee/kg.

Ông cũng kêu gọi xây dựng “Chính sách cao su tự nhiên” để bảo vệ lợi ích của nông dân địa phương, bên cạnh việc xem xét khả năng áp thuế chống bán phá giá đối với cao su tự nhiên nhập khẩu từ các nước ASEAN.

Đồng thời, ông cho rằng, cao su tự nhiên nên được đưa vào “hộp an toàn sinh kế” được đề xuất và nên được phân loại lại thành một mặt hàng nông nghiệp trong các hiệp định thương mại quốc tế.

Hơn nữa, ông cũng kêu gọi chính phủ cung cấp 50.000 rupee để hỗ trợ cho mỗi ha để trồng lại cao su. Hiện, Kerala đang là bang chiếm hơn 80% tổng sản lượng cao su của cả nước.

Thảo Vy