|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá tiêu hôm nay 27/12: Cao nhất 59.500 đồng/kg, cao su TOCOM tăng hơn 2%

06:58 | 27/12/2022
Chia sẻ
Giá tiêu hôm nay (27/12) duy trì đi ngang tại thị trường nội địa. Theo ghi nhận, mức giá cao nhất hiện là 59.500 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn trên Sàn TOCOM giảm hơn 2% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 28/12

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu ổn định trong khoảng 57.000 - 59.500 đồng/kg.

Cụ thể, tỉnh Đồng Nai ghi nhận mức giá thấp nhất là 57.000 đồng/kg, kế đó là Gia Lai với 57.500 đồng/kg.

Giá thu mua tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước duy trì tại mức 58.500 đồng/kg.

Tương tự, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tiếp tục thu mua hồ tiêu với giá 59.500 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

58.500

-

Gia Lai

57.500

-

Đắk Nông

58.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

59.500

-

Bình Phước

58.500

-

Đồng Nai

57.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 26/12 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 23/12 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.582 USD/tấn, giảm 0,2%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.500 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 23/12

Ngày 26/12

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.589

3.582

-0,2

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.500

2.500

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 5.916 USD/tấn, giảm 0,2%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 23/12

Ngày 26/12

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

5.928

5.916

-0,2

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Lãnh đạo UBND huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn huyện năm 2020 là 3.144 ha. Đến cuối năm 2022 giảm còn 2.096 ha, năng suất đạt 29 tạ/ha, diện tích cho sản phẩm khoảng 1.950 ha, sản lượng đạt 5.655 tấn.

Nguyên nhân cây hồ tiêu giảm là do giá bán thấp và một số diện tích bị bệnh chết, từ đó người nông dân chuyển sang trồng cà phê và cây ăn quả khác có giá trị cao hơn, Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk đưa tin.

Theo dự báo, hồ tiêu không chỉ sử dụng làm gia vị mà còn là nguồn dược liệu quý dùng trong y học và cung cấp nguyên liệu cho ngành mỹ phẩm.

Do đó, trong tương lai nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu sẽ ngày càng được nâng cao nên đây là cơ hội để ngành hàng hồ tiêu Việt Nam nói chung, huyện Krông Năng nói riêng thay đổi và phát triển phù hợp với xu hướng tiêu dùng.

Thời gian tới, huyện Krông Năng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất hồ tiêu bền vững, đặc biệt là khâu chọn giống tốt, chọn đất phù hợp đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị gắn với thương hiệu,...

Ảnh: Thảo Vy 

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 đạt mức 206,9 yen/kg, tăng 2,22% (tương đương 4,5 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 được điều chỉnh lên mức 12.810 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,16% (tương đương 20 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Sản lượng cao su của Malaysia liên tục giảm kể từ tháng 7/2022. Trong tháng 10/2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 31,79 nghìn tấn, giảm 10,3% so với tháng 9/2022 và giảm 26,3% so với tháng 10/2021.

Lũy kế 10 tháng năm 2022, sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia đạt 323,71 nghìn tấn, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cao su của Malaysia trong tháng 10/2022 đạt 41,55 nghìn tấn, giảm 23,8% so với tháng 9/2022 và giảm 33,2% so với tháng 10/2021.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 56,2% tổng lượng cao su xuất khẩu của nước này; tiếp đến Đức chiếm 8,2%; Brazil chiếm 3,3%; Phần Lan chiếm 3,2% và Iran chiếm 3%.

Trong 10 tháng năm 2022, Malaysia xuất khẩu được 522,38 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 10/2022, Malaysia nhập khẩu 79,23 nghìn tấn cao su tự nhiên, giảm 6,6% so với tháng 9/2022 và giảm 18,5% so với tháng 10/2021.

Tính chung 10 tháng năm 2022, Malaysia nhập khẩu 997,79 nghìn tấn cao su tự nhiên, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia trong tháng 10/2022 đạt 28,49 nghìn tấn, giảm 1,9% so với tháng 9/2022 và giảm 34,6% so với tháng 10/2021.

Lũy kế 10 tháng năm 2022, tiêu thụ cao su tự nhiên nội địa của Malaysia đạt 369,58 nghìn tấn, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự trữ cao su tự nhiên tại Malaysia tính đến cuối tháng 10/2022 đạt 198,12 nghìn tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2021, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.